Kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù trên địa bàn tỉnh trong 5 năm qua

         Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 đã xác định 6 nhóm đối tượng đặc thù đó là: người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân; người lao động trong các doanh nghiệp; nạn nhân bạo lực gia đình; người khuyết tật; người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo.

          Thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện với nhiều nhiều nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục phù hợp, giúp đối tượng đặc thù hiểu rõ các quy định của pháp luật, góp phần giảm thiểu các vi phạm, phục vụ tốt việc phát triển kinh tế-xã hội của  tỉnh.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được chú trọng. Hàng năm Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xây dựng triển khai Đề án “ Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021” trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2016 đến nay, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp tổ chức 43 hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân của 40 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh, với số lượng trên 6.000 lượt người tham gia; 02 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho già làng, trưởng thôn, người có uy tín trọng đồng bào dân tộc thiểu số, với 1.550 lượt người tham gia; xây dựng và phát hành 20.100 tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật phát cho người dân vùng dân tộc thiểu số. Sở Tư pháp phối hợp với huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo tổ chức 09 lớp cho cán bộ và nhân dân tại các xã có đồng bào dân tộc thiểu số, với số lượng trên 1.000 người tham gia.  Sở Nội vụ tổ chức 08 lớp cho 1.450 lượt cán bộ, công chức, chức sắc, chức việc các tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp được các cơ quan chủ trì  Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Sở Lao động Thương binh & Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp. Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh và các ngành liên quan đã tổ chức  trên 1.000  cuộc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp. Kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với hỗ trợ pháp lý trong doanh nghiệp; hướng dẫn 55 doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về tiền lương, cách tính lương làm thêm giờ, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chi trả trợ cấp thôi việc; đôn đốc 193 đơn vị nợ đọng, chậm đóng BHXH bắt buộc thực hiện trích nộp BHXH theo quy định; khảo sát nhu cầu tuyên truyền, phổ biến pháp luật của 600 người lao động; tổ chức 58 buổi tư vấn pháp luật lưu động, sinh hoạt nhóm tại các khu nhà trọ công nhân.

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng là nạn nhân bạo lực gia đình được các cơ quan, đơn vị, địa phương tích cực tuyên truyền các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình cho cán bộ và nhân dân ở cơ sở trong đó có đối tượng là nạn nhân bạo lực gia đình. Từ năm 2016 đến nay, tổ chức được trên 100 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở cơ sở với chuyên đề pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình cho 14.000 lượt người tham dự; xây dựng 5.000 cuốn sách tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình; cấp phát 2.000 cuốn hỏi đáp về Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới; xây dựng chuyên trang wesbite “Chung tay phòng chống bạo lực gia đình” trên Cổng thông tin giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, Báo điện tử Vĩnh Phúc nhằm tuyên truyền phổ biến các văn bản quản lý nhà nước về gia đình, Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

Sở Tư pháp đăng tải 30 bản tin tư pháp, trung bình 5.000 cuốn/số phát hành đến các ngành, các cấp và các tổ hòa giải ở cơ sở; xây dựng và phát hành 30 số chuyên mục đĩa CD, File âm thanh, trong đó có nội dung về phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng 5.000 cuốn sách Tìm hiểu pháp luật về Bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng và phát hành 82.800 cuốn tài liệu sinh hoạt chi bộ (2.300 cuốn/tháng); Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc xây dựng và phát chuyên mục “Pháp luật và đời sống”, “Giới thiệu văn bản” hàng tuần phản ánh tình hình chấp hành và thực hiện pháp luật, trong đó có pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. 

  Báo Vĩnh Phúc đăng tải gần 2.000 tin, bài ảnh, xây dựng chuyên mục “Chung tay phòng, chống bạo lực gia đình”, “Phụ nữ Vĩnh Phúc Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền về các chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Cổng Thông tin Giao tiếp Điện tử tỉnh, Sở Thông tin Truyền thông phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mở chuyên mục “Chung tay phòng, chống bạo lực gia đình”, đăng tải 1.000 tin, bài, ảnh, dữ liệu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung Ương và của tỉnh về công tác phòng, chống bạo lực gia đình, danh sách đường dây nóng, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng 9 huyện, thành phố.

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức tập huấn tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho 4.900 các bộ, hội viên phụ nữ cơ sở và các nữ công nhân trong các khu nhà trọ. Biên soạn và phát hành 10.000 cuốn sổ tay Tuyên truyền bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình, cấp phát 1.050 cuốn tài liệu tuyên truyền, phối hợp với Sở Tư pháp cấp phát sách pháp luật cho 137 Hội Phụ nữ xã, phường, thị trấn 50 đầu sách/đơn vị.

Ngành tòa án đã thụ lý xét xử 30 vụ liên quan đến bạo lực gia đình.Từ đó đã nâng cao nhận thức cho người dân về hành vi bạo lực gia đình; phương pháp phòng, chống bạo lực gia đình.

Bên cạnh đó, lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình thông qua 350 câu lạc bộ, nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, 229 đường dây nóng hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, 707 “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” để hỗ trợ và tư vấn cho phụ nữ về hôn nhân và bạo lực gia đình

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật được tăng cường. Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, hiện nay có trên 63 nghìn người khuyết tật (chiếm khoảng trên 6% tổng số dân, với các dạng tật khác nhau như: khuyết tật vận động, khuyết tật nghe nói, khuyết tật nhìn, khuyết tật thần kinh, tâm thần, khuyết tật trí tuệ….). Người khuyết tật đã khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể họ đã rất thiệt thòi khi tiếp cận với điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt họ cần được trợ giúp về mặt pháp lý để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình được ngang bằng với những người khác khi có hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, hàng năm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh  đã phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật; nâng cao năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật tuyên truyền các văn bản pháp luật về quyền của người khuyết tật, các chế độ, chính sách của Nhà nước trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ người khuyết tật, thông qua đó giúp người khuyết tật biết được quyền của mình. Vận động mọi người có nhận thức, thái độ đúng đắn, đồng cảm, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ những người kém may mắn hòa nhập cộng đồng.

Từ năm 2016 đến nay, tổ chức  được 302 cuộc  truyền thông về trợ giúp pháp lý cho 13.077 người tham dự là cán bộ, hội viên và người khuyết tật; tập huấn về kỹ năng trợ giúp xã hội đối với đối tượng yếu thế, cho 1.539 lượt cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội cấp huyện, xã và cộng tác viên công tác xã hội của thôn, khu hành chính; 45 lớp  tập huấn, bồi cho dưỡng kiến thức, kỹ năng, chăm sóc sức khỏe tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng cho 9/9 huyện, thành phố với sự tham gia của 9.000 hộ gia đình. Trung tâm trợ giúp pháp lý đã phối hợp với Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức thành công 551 cuộc trợ giúp pháp lý, thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho hàng nghìn lượt người có yêu cầu trợ giúp pháp lý trong đó có người khuyết tật. Để phổ biến các quy định của pháp luật về người khuyết tật, Trung tâm đã xây dựng và phát hành sách hỏi đáp pháp luật cho người khuyết tật; cấp phát miễn phí tờ gấp pháp luật giới thiệu về chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với người khuyết tật tại các cuộc trợ giúp pháp lý lưu động; tổ chức lắp bảng biển thông tin về trợ giúp pháp lý, cấp phát miễn phí hộp tin, tờ gấp pháp luật tại nơi tiếp dân, trụ sở của các quan tiến hành tố tụng, UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, giúp người dân nói chung và người khuyết tật nói riêng tiếp cận và dễ dàng liên hệ với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý để sử dụng dịch vụ pháp lý miễn phí, nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật cho nhân dân.

Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; người bị phạt tù được hưởng án treo; người được đặc xá, chấp hành xong hình phạt tù về nơi cư trú, sinh sống tại địa phương và người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Từ năm 2016 đến nay, Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền pháp luật  cho 479 người chấp hành hình phạt tù tại Trại tạm giam Công an tỉnh; 1.593 người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; 2.590 người bị phạt tù được hưởng án treo; 243 người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế…; 2.603 người được đặc xá, chấp hành xong hình phạt tù về nơi cư trú, sinh sống tại địa phương. Gọi giáo dục, răn đe pháp luật cho 27.274 lượt đối tượng và họp kiểm điểm trước dân 1.612 đối tượng thuộc diện quản lý tại địa phương. Bên cạnh đó, các ngành chức năng tổ chức các buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người thuộc nhóm người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo.

Cơ sở cai nghiện ma túy-Sở Lao động thương binh và Xã hội tổ chức khoảng 6.000 tiết giảng bài trên lớp cho học viên; gần 2.500 giời phát thanh cho qua hệ thống loa truyền thanh với các nội dung pháp luật về phòng, chống ma túy, HIV/AIDS và các chính sách pháp luật có liên quan về phòng, chống ma túy; tổ chức 05 lớp  tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cho hơn 1.000 học viên tham gia; phát 20.000 bản tin về phòng, chống tệ nạn xã hội, 25.064  tờ gấp, 18.633 sách mỏng tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội; tổ chức 09 hội nghị tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy, mại dâm cho trên 1.000 lượt người, xây dựng phóng sự tuyên truyền gương điển hình sau cai nghiện ma túy trên Đài PTTH tỉnh.

          Có thể nói, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù trên địa bàn tỉnh được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo triển khai, đạt được những kết quả quan trọng, đã tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng đặc thù, qua đó góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

                                                                                             Phan Bích

 

Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
  • HOẠT ĐỘNG PBGDPL TỈNH
Sự kiện:
  • Phổ biến, giáo dục pháp luật
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết
Loading...
  • 0
  • 0
No items to display

Thư viện bài giảng

Văn bản pháp luật

Thư viện Video

Vụ án hình sự về tội trộm cắm tài sản