Một số tình huống pháp luật về hôn nhân, gia đình và bình đẳng giới

Tình huống 1: Tại cơ quan X, có quy định tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ lãnh đạo là nam không quá 50 tuổi và nữ không quá 45 tuổi. Do đó, khi lập danh sách cán bộ đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm chức danh lãnh đạo cơ quan cán bộ phòng tổ chức chỉ để anh Bảo (50 tuổi) mà không để chị Hạnh (46 tuổi). Mặc dù và trình độ, năng lực, phẩm chất của hai người là như nhau. Xin cho biết cơ quan X có vi phạm quy định về bình đẳng giới không?

Gợi ý trả lời:

Khoản 1, Điều 26, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”. Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp, ngày 29/11/2006, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Bình đẳng giới. Một trong những nguyên tắc cơ bản của bình đẳng giới là nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình bao gồm cả việc bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

Khoản 4, Điều 11, Luật Bình đẳng giới về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị quy định:“ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức”.

Căn cứ quy định nêu trên cho thấy việc quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo là: nam không quá 50 tuổi, nữ không quá 45 tuổi của cơ quan X đã vi phạm khoản 4, Điều 11 Luật Bình đẳng giới quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. 

Tình huống 2: Bình và Phương cùng được nhận vào làm việc tại công ty A. Hai người cùng được phân công làm cùng một việc là làm chuyên viên tại phòng kiểm soát chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, khi nói chuyện với Bình, Phương mới được biết mức lương Bình được trả cao hơn hẳn lương của Phương. Phương gặp Lãnh đạo phòng tổ chức cán bộ đề nghị được giải thích lý do. Phòng Tổ chức cán bộ trả lời như sau: lao động nam được trả lương cao hơn vì nam giới không nghỉ thai sản, nghỉ con ốm. Lao động nữ đã được hưởng bảo hiểm trong thời gian nghỉ thai sản, con ốm nên phải hưởng lương thấp hơn lao động nam. Xin cho biết pháp luật quy định về vấn đề trên như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Điều 26 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”.  

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Khoản 1, Điều 13, Luật Bình đẳng giới quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động như sau:

“ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác”.

Như vậy, giải thích của Phòng Tổ chức công ty A về việc trả lương cho lao động nữ thấp hơn lao động nam vì đã được hưởng bảo hiểm khi nghỉ thai sản là sai, vi phạm quy định của Hiến pháp và Luật bình đẳng giới về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.

 

Tình huống 3:Khi tuyển dụng lao động nữ vào công ty C, có điều khoản như sau: lao động nữ phải cam kết sau 02 năm làm việc cho công ty mới được lập gia đình và sinh con. Xin cho biết quy định như vậy có phù hợp với pháp luật về bình đẳng giới không? Trong lĩnh vực lao động, bình đẳng giới thể hiện như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Tại điều 13 Luật Bình đẳng giới quy địnhbình đẳng giới trong lĩnh vực lao động như sau:

1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

Như vậy, quy định của công ty C bắt buộc lao động nữ phải cam kết thời gian lập gia đình và sinh con theo yêu cầu của người sử dụng lao động trong hợp đồng lao động đã thể hiện bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.

Tình huống 4: Sau một thời gian  chăm chỉ làm ăn vất vả, dành dụm, vợ chồng anh chị Hương Linh mua được một căn hộ chung cư ở thành phố. Anh Linh chồng chị Hương đi làm Giấy tờ đứng tên trên căn hộ chung cư đó và chỉ ghi mỗi tên mình mà không ghi tên chị Hương. Chị Hương thắc mắc thì anh Linh nói: đàn ông là trụ cột của gia đình, là chỗ dựa của cả gia đình, là người có quyền quyết định mọi việc, vì thế tài sản của gia đình phải do đàn ông đứng tên. Xin hỏi pháp luật quy định thế nào về vấn đề này?

Gợi ý trả lời:

Căn hộ là tài sản chung của gia đình, do hai vợ, chồng góp sức làm nên. Do đó, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt. Suy nghĩ của anh Linh chỉ có người đàn ông là chủ gia đình mới được đứng tên quyền sở hữu tài sản là trái với các quy định của pháp luật về quyền tài sản giữa vợ, chồng.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung như sau:

 Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

…………………………

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

…………………………

Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”.

Tình huống 5. Vợ chồng anh M đã có 3 con gái nhưng vì anh M là con một trong gia đình nên anh quyết tâm phải có con trai nối dõi. Vì vậy anh thuyết phục vợ cố cho được thằng cu. Anh chị cố mãi đến đứa thứ năm thì đạt nguyện vọng. Từ khi có con trai, mọi sự quan tâm của vợ chồng anh M dồn hết vào cậu bé. Nhà đông con lại đẻ dày, gia đình thuộc diện nghèo, anh nghĩ “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”, chỉ có thằng con trai mới giúp anh nở mày nở mặt. Do đó, anh M bắt các con gái phải bỏ học đi làm thuê kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ để tập trung kinh tế cho cậu con trai đi học. Pháp luật quy định thế nào về vấn đề này?

Gợi ý trả lời:

Theo quy định tại khoản 3, Điều 2 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình: “Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con”.

Tại Điều 69 và 72 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con cái như sau:

“Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Điều 72. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con

1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

3. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.”

Việc làm của anh M không cho con gái học tập là không đúng, con trai, con gái đều cần được học. Học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân. Đối với trẻ em, cha mẹ là những người có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

 



Lọc tài liệu
Loại tài liệu
Nhóm tài liệu:
Nội dung tìm kiếm:
Danh sách tài liệu
  • Xem thông tin tài liệu

Văn bản pháp luật

Thư viện Video

Vụ án hành chính về yêu cầu huỷ quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023
Tiểu phẩm huyện Bình Xuyên
Tiểu phẩm huyện Sông Lô
Tiểu phẩm Tam Đảo
Cố ý gây thương tích và huỷ hoại tài sản
Tiểu phẩm Huyện Tam Dương
Tiểu phẩm Huyện Lập Thạch
Tiểu phẩm Huyện Yên Lạc
Ly hôn và chia tài sản chung
Phiên tòa giả định: Tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Phiên tòa giả định: Tranh chấp kiện đòi quyền sử dụng đất
Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Phiên Tòa giả định vụ án lao động về: "Xử lý kỷ luật sa thải"
Tuyên truyền Bộ Luật lao động
Hội thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19"
Hướng dẫn doanh nghiệp xử lý khi có ca bệnh Covid xuất hiện trong DN
Tọa đàm: Những điểm mới trong Quyết định số 21 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL
Phiên tòa giả định: lĩnh vực đất đai
Phiên tòa giả định: lĩnh vực hôn nhân
Cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp tại địa phương
Những quy định chung về quy hoạch theo luật quy hoạch 2017
KẾT QUẢ CÔNG TÁC PBGDPL GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Hoa về nẻo thiện
Tháo gỡ vướng mắc trong thi hành án dân sự
Hội thi Hòa giải 2016-Vòng Sơ khảo - Đội thi tỉnh Vĩnh Phúc
Bài học đắt giá
Những điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 bảo đảm quyền con người