Một số tình huống pháp luật vê hình sự

Tình huống 1. A 17 tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo khoản 1 Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có khung hình phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Trong trường hợp này, nếu Tòa án áp dụng phạt tiền là hình phạt chính thì mức tối đa A phải chịu là bao nhiêu?

Gợi ý trả lời:

Phạt tiền là hình phạt chính áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc tài sản riêng (Điều 99 Bộ luật hình sự năm 2015) nhằm tước đi quyền lợi vật chất của họ, cải tạo và giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã hội. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội khi có đủ 2 điều kiện:

(i) Là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;

(ii) Có thu nhập hoặc có tài sản riêng.

Khi áp dụng phạt tiền là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội, trước hết cần xác định tuổi của người bị kết án phải đủ 16 tuổi và cần xác định xem người bị kết án có thu nhập hoặc có tài sản riêng hay không. Thu nhập hoặc tài sản riêng của người bị kết án phải là thu nhập hoặc tài sản đủ để thi hành khoản tiền phạt mà Tòa án quyết định. Chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện trên mới áp dụng hình phạt tiền với người chưa thành niên phạm tội. Vì là hình phạt nên không được buộc cha mẹ của người chưa thành niên phạm tội phải nộp thay khoản tiền phạt như trong trường hợp người chưa thành niên phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Theo Điều 99 Bộ luật hình sự năm 2015: “Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định”.

Như vậy, đối chiếu với các quy định trên đây, nếu A có đủ điều kiện để Tòa án áp dụng phạt tiền là hình phạt chính thì mức tối đa mà A phải chịu là 25 triệu đồng.

Tình huống 2. B là người dưới 18 tuổi, bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm. Trong trường hợp này, nếu Tòa án áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với B thì thời gian cải tạo không giam giữ tối đa là bao nhiêu?

Gợi ý trả lời:

 Cải tạo không giam giữ là hình phạt không buộc người bị áp dụng phải cách ly khỏi xã hội. Họ vẫn có thể thực hiện công việc thường ngày và sống trong môi trường gia đình, xã hội như trước đây. Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng (Khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015). Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định (Điều 100 Bộ luật hình sự năm 2015).

Như vậy, đối chiếu với quy định trên, do B là người dưới 18 tuổi phạm tội nến được áp dụng thời hạn cải tạo không giam giữ thấp hơn so với người thành niên, tức là không quá một phần hai (1/2) thời hạn mà điều luật quy định. Nếu B bị Tòa án áp dụng hình phạt này thì thời gian cải tạo không giam giữ tối đa là 1,5 năm (18 tháng).   

Tình huống 3. Nguyễn Văn A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người quy định theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 có mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Thời điểm Nguyễn Văn A thực hiện hành vi phạm tội là 16 tuổi 09 tháng. Trong trường hợp này, mức phạt tù tối đa mà Tòa án có thể áp dụng đối với Nguyễn Văn A là bao nhiêu năm?

Gợi ý trả lời:

Theo quy định của Bộ luật hình sự, tù có thời hạn là hình phạt cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội trong một thời gian để giáo dục, cải tạo họ trở thành công dân có ích cho xã hội.  Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Điều 101 Bộ luật hình sự năm 2015, theo đó “Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”. (Khoản 1)

Như vậy, Bộ luật hình sự do không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nên tù có thời hạn trở thành hình phạt nghiêm khắc nhất có thể áp dụng với người chưa thành niên phạm tội. Trong trường hợp này, do thời điểm Nguyễn Văn A thực hiện hành vi phạm tội là 16 tuổi 09 tháng, mặc dù điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất mà Tòa án có thể tuyên đối với Nguyễn Văn A là không quá 18 năm tù. Quy định này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta khi áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Tình huống 4. Cháu tôi 17 tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 249 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Tòa án tuyên phạt 18 tháng tù giam. Vậy trong trường hợp này, việc xoá án tích đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Xoá án tích là thủ tục cuối cùng của quá trình tố tụng, được áp dụng đối với những người đã thi hành án xong. Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án. Quy định này thể hiện nguyên tắc nhân đạo và tôn trọng quyền con người của pháp luật hình sự Việt Nam, góp phần giúp những người đã bị kết án không bị mặc cảm trong quá trình hòa nhập cộng đồng.

Theo Điều 70 và Điều 71 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), việc xóa án tích được chia làm hai loại là đương nhiên được xóa án tích và xóa án tích theo quyết định của Tòa án. Bên cạnh đó, còn có xóa án tích trong trường hợp đặc biệt là người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 Bộ luật hình sự năm 2015 (Điều 72). 

Theo Điều 107 Bộ luật hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi; 

b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;

c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp.

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

- 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

- 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

- 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

- 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.”.

Tình huống 5. A (52 tuổi) thực hiện hành vi dâm tô đối với cháu X (13 tuổi). Trong trường hợp này, nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi thì khung hình phạt được áp dụng như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi được quy định theo Điều 146 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Kẻ phạm tội có hành vi dâm ô xấu xa, nhơ nhuốc đối với trẻ em dưới 16 tuổi. Đó là hành vi tình dục nhưng không phải hành vi giao cấu, không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác. Trẻ em có thể bị hành vi dâm ô tác động đến thân thể hoặc bị bắt làm những hành vi để kích thích, thỏa mãn nhu cầu tình dục của kẻ phạm tội hoặc có thể bị chứng kiến hành vi dâm ô, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của trẻ em. Người thực hiện hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này như sau:

- Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác.

- Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: (i) Phạm tội có tổ chức;  (ii) Phạm tội 02 lần trở lên; (iii) Đối với 02 người trở lên; (iv) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; (v) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; (vi) Tái phạm nguy hiểm.

- Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: (i) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;  (ii) Làm nạn nhân tự sát.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nguồn: Tủ sách pháp luật, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp

 



Lọc tài liệu
Loại tài liệu
Nhóm tài liệu:
Nội dung tìm kiếm:
Danh sách tài liệu
  • Xem thông tin tài liệu

Văn bản pháp luật

Thư viện Video

Vụ án hành chính về yêu cầu huỷ quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023
Tiểu phẩm huyện Bình Xuyên
Tiểu phẩm huyện Sông Lô
Tiểu phẩm Tam Đảo
Cố ý gây thương tích và huỷ hoại tài sản
Tiểu phẩm Huyện Tam Dương
Tiểu phẩm Huyện Lập Thạch
Tiểu phẩm Huyện Yên Lạc
Ly hôn và chia tài sản chung
Phiên tòa giả định: Tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Phiên tòa giả định: Tranh chấp kiện đòi quyền sử dụng đất
Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Phiên Tòa giả định vụ án lao động về: "Xử lý kỷ luật sa thải"
Tuyên truyền Bộ Luật lao động
Hội thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19"
Hướng dẫn doanh nghiệp xử lý khi có ca bệnh Covid xuất hiện trong DN
Tọa đàm: Những điểm mới trong Quyết định số 21 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL
Phiên tòa giả định: lĩnh vực đất đai
Phiên tòa giả định: lĩnh vực hôn nhân
Cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp tại địa phương
Những quy định chung về quy hoạch theo luật quy hoạch 2017
KẾT QUẢ CÔNG TÁC PBGDPL GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Hoa về nẻo thiện
Tháo gỡ vướng mắc trong thi hành án dân sự
Hội thi Hòa giải 2016-Vòng Sơ khảo - Đội thi tỉnh Vĩnh Phúc
Bài học đắt giá
Những điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 bảo đảm quyền con người