Có mất đất khi đất đã được cấp “Bìa đỏ”?

Nhiều người cho rằng, đất của mình đã được Nhà nước cấp sổ đỏ thì mãi là của mình. Vì vậy, họ chủ quan cho rằng khi Nhà nước có các chính sách đất đai mới đất của mình không bị điều chỉnh thay đổi và khi thấy người khác sử dụng thửa đất của mình mà im lặng mặc kệ để họ sử dụng. Vậy trường hợp như trên chủ đất có khả năng bị mất đất vào tay người sử dụng không?

Điển hình tại Bản án 18/2022/DS-ST ngày 18/11/2022 về tranh chấp quyền sử dụng đất và buộc tháo dỡ tài sản, theo đó:

Cụ Nguyễn Thị Đ là mẹ của ông Đỗ Văn T được UBND Hành chính tỉnh Vĩnh Phúc cũ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ngày 15/10/1955 đối với diện tích 07 mẫu, 01 sào tương ứng với  6804m2 đất; đất đặc biệt diện tích 01 mẫu,7 thước tương ứng với 1140m2; đất ở có 03 thửa đất thổ cư là Vườn Trại Trên 07 sào tương ứng với 2520m2; Vườn Trại Dưới 01 sào tương ứng với 360m2; thổ cư trong làng 2 sào 7 thước tương ứng với 888m2. Toàn bộ diện tích đất nêu trên được cụ Đ phân chia cho các con cháu và cho mượn đất. Trong đó diện tích đất Vườn Trại Dưới tương ứng với 360m2 cho ông TH là bố đẻ ông Nguyễn Ngọc N mượn để sử dụng, trên bản đồ 299 diện tích đất đo lại là 477m2, tại thửa đất số 491, tờ bản đồ số 20, diện tích đất này hiện do gia đình ông Nguyễn Ngọc N sử dụng và xây dựng tài sản trên đất là nhà ở kiên cố nên nguyên đơn ông Đỗ Văn T khởi kiện yêu cầu đòi lại đất và buộc tháo dỡ tài sản trên đất.

Bị đơn ông Nguyễn Ngọc N không đồng ý yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn vì thửa 491 có diện tích 360m2 là tài sản của bố mẹ ông để lại cho ông từ những năm 1970, gia đình ông quản lý sử dụng trên 40 năm, năm 2017 gia đình ông Đỗ Văn T mới tranh chấp.

Hội đồng xét xử nhận định: Đối với các phần đất thổ cư của cụ Đ theo giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất năm 1955 không có số thửa, tờ bản đồ, do chính sách của Nhà nước về đất đai có sự thay đổi, gia đình ông T đã kê khai lại theo sổ mục kê, bản đồ 299. Hiện UBND xã quản lý, công nhận theo các sổ sách, giấy tờ từ năm 1988 đến nay. UBND xã khẳng định thực hiện chính sách cải cách ruộng đất Nhà nước đã chia lại ruộng đất cho các hộ gia đình, bản thân ông T đã được Nhà nước chia lại ruộng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp ngày 12/12/2000. Cung cấp này phù hợp với lời khai của ông T khai năm 1960 gia đình ông thực hiện chính sách chung cả nước là vào hợp tác xã tập trung, đóng góp tất cả các diện tích đất nông nghiệp được ghi trong giấy chứng nhận cho hợp tác xã, phù hợp với lời khai của những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là chị gái ông T.

Việc ông T trình bày mẹ ông cụ Đ cho bố ông N mượn đất tuy nhiên ông T không có tài liệu giấy tờ gì chứng minh. Trong khi gia đình của ông T sinh sống liền kề nhưng trong suốt một thời gian dài vẫn không có ý kiến gì. Ngoài ra, trên thửa đất tranh chấp có nhiều tài sản có giá trị do gia đình ông N xây dựng nhiều lần trong nhiều năm nhưng ông T không có ý kiến đối với việc ông N xây dựng công trình trên đất này.

Từ đó chứng tỏ gia đình ông N sử dụng đất hợp pháp, ổn định, không có tranh chấp với các hộ xung quanh, có chữ ký của các hộ giáp ranh, đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hội đồng xét xử quyết định: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Đỗ Văn T về việc buộc gia đình ông Nguyễn Ngọc N và bà Tạ Thị H phải tháo dỡ các công trình trên đất để trả cho ông T diện tích đất 477m2 (qua đo đạc thực tế ngày 3/6/2022 diện tích là 479,9m2) thửa 491, tờ bản đồ số 20, địa chỉ thửa đất tại UBND xã Bắc Kế.

Từ vụ án trên có thể thấy rằng đối với trường hợp trên, mặc dù gia đình ông Đỗ Văn T đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất từ năm 1955 nhưng không trực tiếp sử dụng đất, để hộ ông Nguyễn Ngọc N quản lý, sử dụng đất từ năm 1970 đến nay. Cùng với việc Nhà nước có những chính sách mới về đất đai mà ông T biết và chấp hành chủ chương, chính sách của Nhà nước. Chính vì vậy khi đến năm 2017 giữa ông T và ông N phát sinh tranh chấp. Năm 2022, ông T khởi kiện đòi ông N trả lại phần đất và tháo dỡ tài sản thì pháp luật đã bảo vệ ông N vì đình ông N sử dụng đất hợp pháp, ổn định, không có tranh chấp với các hộ xung quanh, có chữ ký của các hộ giáp ranh, đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thiết nghĩ người sử dụng đất cần chú ý các chính sách của Nhà nước đối với đất đai trong các thời kỳ để tránh trường hợp mất đất cho người thứ ba sử dụng đất như bản án trên.

Trợ giúp viên pháp lý- Trần Thị Ngân

 

Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Văn bản pháp luật

Thư viện Video

Mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023
Tiểu phẩm huyện Bình Xuyên
Tiểu phẩm huyện Sông Lô
Tiểu phẩm Tam Đảo
Cố ý gây thương tích và huỷ hoại tài sản
Tiểu phẩm Huyện Tam Dương
Tiểu phẩm Huyện Lập Thạch
Tiểu phẩm Huyện Yên Lạc
Ly hôn và chia tài sản chung
Phiên tòa giả định: Tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Phiên tòa giả định: Tranh chấp kiện đòi quyền sử dụng đất
Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Phiên Tòa giả định vụ án lao động về: "Xử lý kỷ luật sa thải"
Tuyên truyền Bộ Luật lao động
Hội thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19"
Hướng dẫn doanh nghiệp xử lý khi có ca bệnh Covid xuất hiện trong DN
Tọa đàm: Những điểm mới trong Quyết định số 21 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL
Phiên tòa giả định: lĩnh vực đất đai
Phiên tòa giả định: lĩnh vực hôn nhân
Cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp tại địa phương
Những quy định chung về quy hoạch theo luật quy hoạch 2017
KẾT QUẢ CÔNG TÁC PBGDPL GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Hoa về nẻo thiện
Tháo gỡ vướng mắc trong thi hành án dân sự
Hội thi Hòa giải 2016-Vòng Sơ khảo - Đội thi tỉnh Vĩnh Phúc
Bài học đắt giá
Những điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 bảo đảm quyền con người