VAY TIỀN KHÔNG TRẢ

Năm 2016, Anh A có vay của Anh B số tiền 50.000.000 đồng. Vì tin tưởng B nên Anh A chỉ yêu cầu anh B viết giấy vay nợ không phải trả lãi và bảo đảm bằng bất cứ tài sản nào, có anh H hàng xóm làm chứng. Trong giấy vay nợ có yêu cầu thời hạn trả nợ là tháng 12/2016. Tuy nhiên gần hết năm 2017, anh B vẫn chưa thanh toán nợ cho anh A. Anh A đã nhiều lần yêu cầu B thanh toán nợ nhưng anh B vẫn không trả, hứa hẹn lần này đến lần khác.  

Lo lắng vì sợ anh B không trả số tiền trên nên anh A đã khởi kiện yêu cầu anh B trả nợ. Biết tin bị khởi kiện, anh B đã gọi điện xin khất một thời gian nữa sẽ trả đầy đủ 150 triệu cho anh A. Nhưng anh A vẫn khăng khăng giữ ý định khởi kiện đòi nợ anh B. Không thuyết phục được anh A, anh B nói:

B: Nếu anh khởi kiện tôi thì anh cũng sẽ không đòi được tiền của tôi đâu vì giấy vay nợ giữa anh và tôi chỉ viết tay, có người chứng kiến nhưng anh H cũng không ký xác nhận trong giấy vay nợ với vai trò là người làm chứng. Hơn nữa giấy vay nợ này cũng không được công chứng, chứng thực thì sẽ bị Tòa án tuyên bố vô hiệu thôi.  

Nghe B nói thế, A cũng hoang mang. Ngồi trầm ngâm một lúc thì A chợt nhớ ra C. A tìm ngay số điện thoại của C là luật sư. A gọi ngay cho C.

A: Alo, ông C à, tôi A đây, dạo này ông làm ăn thế nào? Vẫn khỏe chứ?

C: Ông à, tôi vẫn tốt. Ông thế nào rồi, lâu lắm chưa ngồi với nhau nhỉ. Sao hôm nay lại nhớ đến và gọi cho tôi thế này?

A: Chả là tôi đang gặp chút chuyện, đang muốn nhờ ông tư vấn đây!

C: Ok ông, ông nói tôi nghe xem sao nào?

Sau đó anh A kể đầu đuôi sự việc cho anh C nghe.

C: Bây giờ ông muốn hỏi tôi là Giao dịch cho vay tiền của ông có bị vô hiệu không đúng không?

A: Đúng rồi !

C: Theo quy định tại Điều 117, Bộ luật Dân sự năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy, giao dịch giữa ông và ông B là hợp đồng vay tài sản giữa hai cá nhân, không có tài sản bảo đảm, tài sản cho vay là tiền. Đối chiếu với quy định của Bộ luật dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản thì không yêu cầu hợp đồng vay phải công chứng, chứng thực. Hơn nữa, việc ông B vay tiền của ông có anh H – hàng xóm làm chứng nên giấy vay tiền viết tay là chứng cứ để chứng minh quan hệ vay nợ giữa hai bên. Nếu khi khởi kiện ta Tòa để giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền, người vay chối không vay thì ông có thể yêu cầu Tòa án thực hiện thủ tục giám định chữ ký để có căn cứ rõ ràng chứng minh việc vay tiền của người vay.

Sau buổi gặp C hôm đó, A đã liên lạc với B, nói cho B hiểu rõ về hiệu lực của giấy vay nợ giữa hai người. B tỏ ra lo lắng, vì không muốn bị đưa ra Tòa, B đã đến nhà A để xin A cho B trả tiền trong thời hạn 1 tuần và mong A rút đơn. Vì lúc đấy, B có đi theo một người bạn thân với cả B và A nên A đã đồng ý rút đơn khởi kiện và buộc B phải thanh toán tiền nợ trong vòng 1 tuần.

Trong 1 tuần sau đó, B đã thanh toán đầy đủ nợ cho A. A gọi điện thông báo cho C và cảm ơn C một lần nữa.

                                                                                                                                                      Phan Linh

 

Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Văn bản pháp luật

Thư viện Video

Vụ án hình sự về tội trộm cắm tài sản
Vĩnh Tường tổ chức tiết học ngoại khoá “Nâng cao ý thức sử dụng mạng xã hội” cho học sinh
Vụ án hành chính về yêu cầu huỷ quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023
Tiểu phẩm huyện Bình Xuyên
Tiểu phẩm huyện Sông Lô
Tiểu phẩm Tam Đảo
Cố ý gây thương tích và huỷ hoại tài sản
Tiểu phẩm Huyện Tam Dương
Tiểu phẩm Huyện Lập Thạch
Tiểu phẩm Huyện Yên Lạc
Ly hôn và chia tài sản chung
Phiên tòa giả định: Tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Phiên tòa giả định: Tranh chấp kiện đòi quyền sử dụng đất
Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Phiên Tòa giả định vụ án lao động về: "Xử lý kỷ luật sa thải"
Tuyên truyền Bộ Luật lao động
Hội thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19"
Hướng dẫn doanh nghiệp xử lý khi có ca bệnh Covid xuất hiện trong DN
Tọa đàm: Những điểm mới trong Quyết định số 21 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL
Phiên tòa giả định: lĩnh vực đất đai
Phiên tòa giả định: lĩnh vực hôn nhân
Cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp tại địa phương
Những quy định chung về quy hoạch theo luật quy hoạch 2017
KẾT QUẢ CÔNG TÁC PBGDPL GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Hoa về nẻo thiện
Tháo gỡ vướng mắc trong thi hành án dân sự
Hội thi Hòa giải 2016-Vòng Sơ khảo - Đội thi tỉnh Vĩnh Phúc
Bài học đắt giá
Những điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 bảo đảm quyền con người