Vĩnh Phúc tăng cường trợ giúp pháp lý bảo vệ trẻ em bị xâm hại tình dục

Trẻ em là những người đang trong độ tuổi phát triển, chưa hoàn thiện về mặt thể chất, tinh thần và tâm sinh lý. Vì vậy, khi trẻ bị xâm hại tình dục sẽ không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi đau về tinh thần. Các em là nạn nhân của tội phạm xâm hại tình dục thường có tâm lý bất an, lo sợ, thậm chí bị suy sụp, ngại giao tiếp với xã hội, bị sang chấn tinh thần mạnh mẽ. 

Trong những năm qua, dưới sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, đặc biệt là Sở Tư pháp và hướng dẫn nghiệp vụ của Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp. Công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và TGPL cho trẻ em bị xâm hại tình dục nói riêng luôn được lãnh đạo Trung tâm TGPL chỉ đao sát sao và triển khai, thực hiện có hiệu quả, góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Trẻ em bị xâm hại tình dục và đấu tranh phòng chống tội phạm, ổn định chính trị, an toàn xã hội ở địa phương.

 Chỉ tính từ năm 2022 đến nay, Trung tâm TGPL nhà nước đã thụ lý 31 vụ việc TGPL cho trẻ em là nạn nhân trong các vụ án xâm hại tình dục như ( dâm ô: 02 vụ; giao cấu với người tử đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: 10 vụ; tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: 19 vụ). Trong các vụ xâm hại tình dục, hầu hết để lại hậu quả rất nặng nề, sang chấn tâm lý, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triểm về sinh lý của trẻ nhỏ và đặc biệt có những vụ án mà hậu quả làm nạn nhân có thai. Mà đối tượng xâm hại trẻ em chủ yếu là người thân thích, người quen biết với trẻ, nhiều vụ việc trẻ em bị xâm hại mà bị can là hàng xóm, bạn của bố mẹ hoặc bố dượng, thậm chí là chính bố đẻ của nạn nhân, hay là do chính các cháu còn khờ khạo khi tin tưởng người lạ… Xâm hại tình dục ở trẻ em không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn, vùng miền núi, mà thời gian gần đây còn xảy ra nhiều ở các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển trên địa bàn tỉnh.

Điển hình như trường hợp của em B ở Vĩnh Phúc, khi em B và O cùng nhóm bạn rũ nhau đi đến nhà bạn ở Hà Nội để chơi, không may em bị lạc đường và tụt lại phía sau so với nhóm bạn. Khi điều khiển xe thì hai em gặp 02 nam thanh niên đi cùng chiều và hỏi đường thì hai nam thanh niên nói “cũng đi về Hà Nội và cùng đường nên đi cùng”. Trên đường đi cháu B và O ngỏ ý nhờ hai nam thanh niên này đưa đến nhà bạn chơi hai nam thanh niên này đồng ý, sau khi đi chơi nhà bạn thì cuối giờ chiều hai nam thanh niên và cháu B, O cùng nhau ra về, cháu B ngồi xe do H điều khiển, còn cháu O ngồi xe do Đ điều khiển. Khi đến đoạn đường vắng H đã nảy sinh ý định muốn quan hệ tình dục nên H đưa cháu B đến khu vực vắng người, có nhiều cây cối và nhiều ngôi nhà hoang. Tại đây H thực hiện hành vi hiếp dâm đối với cháu B, thời điểm đó cháu B chưa đủ 16 tuổi. Sau khi là nạn nhân bị xâm hại cháu B mang thai và phải tạm ngừng việc học tập.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin từ cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã thông báo đến Trung tâm. Trung tâm đã cử người thực hiện TGPL có trình độ cao, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế, am hiểu tâm lý trẻ em tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em bị xâm hại đồng thời Trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, đánh giá chứng cứ và các tình tiến của vụ án để hướng dẫn, giúp đỡ cho nạn nhân và gia đình đồng thời động viên, chia sẻ đối với các em và gia đình bị tổn thương khi sự việc xảy ra.

Hầu hết các em bị ảnh hưởng tâm lý, sợ người lạ, người khác giới, bản thân một số em bị trầm cảm dẫn đến việc học hành bị sa sút, bỏ bê. Khác với các hành vi xâm hại khác, nạn nhân của xâm hại tình dục mất đi một thứ không thể đo đếm và hồi phục lại được. Đó là danh dự và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nạn nhân bị xâm hại tình dục và gia đình không thể lên tiếng. 

Quá trình thực hiện TGPL cho trẻ em bị xâm hại tình dục, Trung tâm còn gặp một số khó khăn như: Nhiều gia đình có trẻ bị xâm hại có tâm lý xấu hổ, lo sợ ảnh hưởng đến danh dự gia đình, sợ thị phi từ phía xã hội làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của trẻ nhỏ nên không trình báo cơ quan chức năng mà tự gặp nhau thương lượng, giải quyết do đó gia đình không tố giác hoặc thời gian tố giác muộn. Một số trẻ ngại tiếp xúc nên việc lấy lời khai hay thu thập tài liệu chứng cứ còn khó khăn. Hầu hết các vụ xâm hại tình dục đối với trẻ em đều không có người làm chứng, chứng cứ thu thập được là chứng cứ 1:1 cho nên nhiều đối tượng thực hiện hành vi xâm hại tình dục mà hậu quả làm nạn nhân có thai, khi chứng cứ khoa học kết luận giữa trẻ nhỏ và đối tượng có quan hệ huyết thống thì mới nhận tội.

Trong thời gian tới, để hoạt động trợ giúp pháp lý trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em bị xâm hại tình dục, Trung tâm TGPL xác định một số nhiệm vụ sau:

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hình sự, hôn nhân gia đình, pháp luật về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho nhân dân đặc biệt là đưa các quy định của pháp luật này tuyên truyền trong trường học. Nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân, học sinh và nhất là những gia đình có trẻ em bị xâm hại biết và tìm đến Trung tâm TGPL để được bảo vệ kịp thời.

Công tác này cần có sự chung tay, phối hợp của các sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan, đặc biệt là các nhà trường, cần tạo cho các em một môi trường học tập lành mạnh, an toàn, đồng thời đưa giáo dục giới tính, kỹ năng sống vào việc giảng dạy với thời lượng cao hơn để các em có những ký năng cơ bản có thể tự bảo vệ mình khi bị xâm hại tình dục.     

Tăng cường công tác phối hợp giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý với các cơ quan có liên quan (cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội ...), các cơ sở hỗ trợ, trợ giúp, bảo vệ trẻ em và các cấp chính quyền cơ sở để sớm phát hiện các em là nạn nhân và thực hiện TGPL kịp thời cho các em.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ những người thực hiện TGPL theo hướng kết hợp giữa tự học với đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tập trung hoặc các hình thức khác, ứng dụng các công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện.  Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng kỹ năng TGPL cho trẻ em đặc biệt là trẻ em bị xâm hại tình dục.

Có chính sách thu hút Luật sư có trình độ cao và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật để ký hợp đồng thực hiện TGPL đặc biệt là Luật sư nữ có kinh nghiệm tham gia tố tụng cho trẻ em bị xâm hại để đáp ứng kịp thời công tác TGPL bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em bị xâm hại./.

Kim Hồng Thanh

                                                Phó Giám đốc Trung tâm TGPL NN

 

Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Văn bản pháp luật

Thư viện Video

Mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023
Tiểu phẩm huyện Bình Xuyên
Tiểu phẩm huyện Sông Lô
Tiểu phẩm Tam Đảo
Cố ý gây thương tích và huỷ hoại tài sản
Tiểu phẩm Huyện Tam Dương
Tiểu phẩm Huyện Lập Thạch
Tiểu phẩm Huyện Yên Lạc
Ly hôn và chia tài sản chung
Phiên tòa giả định: Tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Phiên tòa giả định: Tranh chấp kiện đòi quyền sử dụng đất
Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Phiên Tòa giả định vụ án lao động về: "Xử lý kỷ luật sa thải"
Tuyên truyền Bộ Luật lao động
Hội thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19"
Hướng dẫn doanh nghiệp xử lý khi có ca bệnh Covid xuất hiện trong DN
Tọa đàm: Những điểm mới trong Quyết định số 21 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL
Phiên tòa giả định: lĩnh vực đất đai
Phiên tòa giả định: lĩnh vực hôn nhân
Cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp tại địa phương
Những quy định chung về quy hoạch theo luật quy hoạch 2017
KẾT QUẢ CÔNG TÁC PBGDPL GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Hoa về nẻo thiện
Tháo gỡ vướng mắc trong thi hành án dân sự
Hội thi Hòa giải 2016-Vòng Sơ khảo - Đội thi tỉnh Vĩnh Phúc
Bài học đắt giá
Những điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 bảo đảm quyền con người