Mất tình thân vì đất

Chỉ vì tranh chấp đất đai mà tình cảm mẹ con, anh em, họ hàng, người thân trong gia đình lao vào vòng kiện tụng. Để rồi tình cảm gia đình theo đó cũng ra đi...

Trong thời buổi tấc đất tấc vàng, khi giá đất đai chỉ tăng mà không giảm thì những mâu thuẫn nảy sinh về đất cũng ngày càng nhiều, nhất là mâu thuẫn, tranh chấp ngay chính các thành viên trong gia đình, trong dòng tộc; và rồi không ai nhường ai, không ai nhịn ai dù đã được pháp luật phân xử đúng, sai.

Bà Phan Thị Kim Liên – Phó giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: “Đa số những vụ tranh chấp đất đai hoặc di sản thừa kế giữa những người trong dòng tộc thường gay gắt hơn so với các tranh chấp giữa các bên không có quan hệ thân thuộc, tỷ lệ hòa giải thành những vụ tranh chấp như thế này cũng không cao, do mâu thuẫn lợi ích giữa các bên đã trầm trọng, khó có thể dung hòa”.

Như trường hợp tranh chấp đất giữa bà Nguyễn Thị Nh và ông Hoàng Văn K. Họ là mẹ con ruột với nhau, vì cho rằng trước đây mẹ chia cho mình phần đất là 180m2, khi đo đạc lại không đủ, ông Hoàng Văn K nghĩ bà Nguyễn Thị Nh lấy bớt đất để chia cho anh em khác nên khởi kiện bà Nh ra tòa.

Khi tòa tiến hành thẩm định phần đất tranh chấp, hai bên tiếp tục có lời qua tiếng lại; Tại tòa, ông K nhất quyết không tham gia hòa giải mà ủy quyền cho luật sư và không để cho luật sư tham gia các phiên hòa giải mà Tòa án tiến hành hòa giải theo thủ tục. Ông K có đơn yêu cầu tòa án không thực hiện việc hòa giải theo quy định, do hai mẹ con có mâu thẫu trầm trọng, không thể nói chuyện và nhìn mặt nhau. Khi bà Nh được tuyên thắng kiện, ông K khẳng định kháng cáo, quyết kiện mẹ mình đến cùng chỉ vì vài mét vuông đất. Với ông K tấc đất giờ nặng hơn cả nghĩa mẹ…

Vụ tranh chấp đất giữa ông H và anh N lại là trường hợp bố kiện con. Sinh được 2 người con nhưng ông H lại tặng cho con trai mình toàn bộ nhà đất và sinh sống cùng vợ chồng anh N. Tuy nhiên, sau một thời gian, ông H cho rằng anh N không chăm sóc mình chu đáo. Hơn nữa, ông lại có người con gái bị khuyết tật không còn khả năng lao động, mọi sinh hoạt của cô con gái đều do ông chăm sóc. Ông H lo sợ, khi mình không còn thì con gái không có đồng vốn dắt lưng sẽ không có ai chăm sóc, nên ông H khởi kiện anh N ra tòa đòi lại một phần diện tích đất mình đã cho để chia cho người con gái.

Tại tòa, ai cũng có lý lẽ riêng của mình và không ai nhường ai. Khi phiên tòa kết thúc, 2 bố con lặng lẽ ra về như những người xa lạ.

Một trường hợp khác tranh chấp di sản thừa kế là đất đai giữa bà C và ông T (chị em ruột). Bà C cho rằng, sau khi bố bà chết có để lại di chúc, chia cho bà 160m2 đất nhưng ông T không đồng ý để bà làm thủ tục sang tên giấy tờ về đất theo di chúc bố bà để lại, mà muốn chiếm giữ, sử dụng toàn bộ diện tích đất. Bà C kiện ông T để đòi lại phần đất bố bà cho bà theo di chúc.

Cuối cùng, bà C được tuyên thắng kiện. Ông T không giữ được toàn bộ thửa đất theo ý mình, còn tình thân giờ sao lấy lại được.

Sau những tranh chấp đất đai trong gia đình, dòng họ, hậu quả để lại chính là những mất mát về tình cảm không thể bù đắp được. Bà Liên – Trợ giúp viên pháp lý trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc, chia sẻ: “Tham gia xét xử nhiều vụ án tranh chấp đất đai hay thừa kế có yếu tố gia đình, tôi thấy rằng sau mỗi bản án của tòa đều có người thắng, người thua, người được, người mất. Nhưng nhìn chung, tình thân ruột thịt đều mất đi sau bản án, nhiều người chỉ vì mấy mét vuông đất mà sẵn sàng vứt bỏ tình thân, máu mủ của mình, đó là mất mát đáng tiếc nhất từ những tranh chấp đất đai như thế”.

Thời buổi kinh tế thị trường, mặt nào đó, tình cảm con người được đong bằng… tiền. Điều này không ngoại lệ với những người có cùng dòng máu. Họ sẵn sàng đối mặt, đối đầu và có thể là đối thủ với nhau khi đất đai, tiền bạc chưa rõ ràng. “Để có thể hạn chế được tình trạng tranh chấp đất đai xảy ra như hiện nay, nhất là đối với tranh chấp trong dòng họ, gia đình, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của các cơ quan, chính quyền địa phương, phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân về đất đai”, một trợ giúp viên pháp lý nói.

Ngoài ra, cũng cần chú trọng công tác vận động và hòa giải ở cơ sở để những mâu thuẫn về đất đai có thể được hóa giải. Cơ quan xét xử phải đảm bảo thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, công bằng, tránh để người dân khiếu kiện kéo dài, nhất là khi tranh chấp về đất đai thường rất phức tạp.

Suy cho cùng, đất đai là tài sản có giá trị nhưng theo thời gian sẽ vơi đi, còn tình cảm ruột thịt, tình cảm gia đình tuy là thứ vô hình nhưng vô giá. Đừng vì một vài tấc đất mà làm rạn nứt tình thân, để rồi đánh mất đi và không bao giờ có lại được.

                                                                                                      Trợ giúp viên pháp lý - Trần Thị Ngân

 

Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Văn bản pháp luật

Thư viện Video

Mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023
Tiểu phẩm huyện Bình Xuyên
Tiểu phẩm huyện Sông Lô
Tiểu phẩm Tam Đảo
Cố ý gây thương tích và huỷ hoại tài sản
Tiểu phẩm Huyện Tam Dương
Tiểu phẩm Huyện Lập Thạch
Tiểu phẩm Huyện Yên Lạc
Ly hôn và chia tài sản chung
Phiên tòa giả định: Tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Phiên tòa giả định: Tranh chấp kiện đòi quyền sử dụng đất
Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Phiên Tòa giả định vụ án lao động về: "Xử lý kỷ luật sa thải"
Tuyên truyền Bộ Luật lao động
Hội thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19"
Hướng dẫn doanh nghiệp xử lý khi có ca bệnh Covid xuất hiện trong DN
Tọa đàm: Những điểm mới trong Quyết định số 21 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL
Phiên tòa giả định: lĩnh vực đất đai
Phiên tòa giả định: lĩnh vực hôn nhân
Cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp tại địa phương
Những quy định chung về quy hoạch theo luật quy hoạch 2017
KẾT QUẢ CÔNG TÁC PBGDPL GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Hoa về nẻo thiện
Tháo gỡ vướng mắc trong thi hành án dân sự
Hội thi Hòa giải 2016-Vòng Sơ khảo - Đội thi tỉnh Vĩnh Phúc
Bài học đắt giá
Những điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 bảo đảm quyền con người