Quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

Ngày 24 tháng 7 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Nghị định quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hằng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cụ thể như sau:

1. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi

-  Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng (sau đây gọi tắt là mức chuẩn).

- Mức chuẩn quy định trên làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh.

2. Một số chế độ ưu đãi người có công với cách mạng

* Điều dưỡng phục hồi sức khỏe

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà: Mức chi bằng 0,9 lần mức chuẩn/01 người/01 lần và được chi trả trực tiếp cho đối tượng được hưởng.

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung: Mức chi bằng 1,8 lần mức chuẩn/01 người/01 lần. Nội dung chi bao gồm:

+ Tiền ăn trong thời gian điều dưỡng;

+ Thuốc thiết yếu;

+ Quà tặng cho đối tượng;

+  Các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho đối tượng trong thời gian điều dưỡng (mức chi tối đa 15% mức chi điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung), gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, tham quan, chụp ảnh, tư vấn sức khỏe, phục hồi chức năng, sách báo, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các khoản chi khác phục vụ đối tượng điều dưỡng.

* Hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết

- Mức hỗ trợ mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

- Hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn cho đối tượng khi đi làm phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (mỗi niên hạn 01 lần) hoặc đi điều trị phục hồi chức năng theo chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Mức hỗ trợ 5.000 đồng/01 km/01 người tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến cơ sở y tế gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật cung cấp dụng cụ chỉnh hình, nhưng tối đa là 1.400.000 đồng/người/01 niên hạn.

* Hỗ trợ ưu đãi giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học

- Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục mầm non: 0,2 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm.

- Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người khuyết tật: 0,4 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm.

- Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học: 0,4 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm.

3. Các chế độ ưu đãi khác

- Trợ cấp mai táng: mức chi theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội về trợ cấp mai táng.

- Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ: 1.400.000 đồng/01 liệt sĩ/01 năm.

- Chi tiền ăn thêm ngày lễ, tết đối với thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên: Mức chi 200.000 đồng/01 người/01 ngày; số ngày được chi ăn thêm là ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Bộ luật Lao động, ngày 27 tháng 7 và ngày 22 tháng 12 hằng năm.

- Người có công với cách mạng đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được hỗ trợ thuốc, điều trị và bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho đối tượng:

+ Hỗ trợ chăm sóc y tế, phục hồi sức khỏe tại cơ sở nuôi dưỡng, mức tối đa 8.500.000 đồng/01 người/01 năm;

+ Hỗ trợ điều trị tại cơ sở y tế để thanh toán chi phí điều trị, thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật và các chi phí khác liên quan không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế thì được thanh toán theo hóa đơn, chứng từ thực tế.

- Hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng người có công tại các cơ sở nuôi dưỡng để đảm bảo các khoản chi phí về điện, nước sinh hoạt hoặc mua xăng dầu chạy máy phát điện, lọc nước, vệ sinh môi trường, sửa chữa điện, nước, thuê mướn nhân công, dịch vụ, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc và các khoản chi khác. Mức hỗ trợ phục vụ công tác nuôi dưỡng tối đa 8.000.000 đồng/01 đối tượng/năm.

- Hỗ trợ phục vụ công tác điều dưỡng, đón tiếp người có công tại các cơ sở điều dưỡng, đón tiếp để đảm bảo các khoản chi phí như quy định tại khoản 5 Điều này được thanh toán theo số lượng đối tượng được điều dưỡng, đón tiếp thực tế. Mức hỗ trợ tối đa 500.000 đồng/01 người/01 lượt điều dưỡng, đón tiếp. Trường hợp các địa phương chưa có cơ sở điều dưỡng thì cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội được phép sử dụng kinh phí này để thuê các cơ sở lưu trú đủ tiêu chuẩn (theo tiêu chuẩn của khách sạn từ 3 sao trở lên) thực hiện điều dưỡng tập trung.

- Người có công đang nuôi dưỡng tại cơ sở về thăm gia đình mà tự túc phương tiện đi lại thì được hỗ trợ theo mức quy định tại Điều 9 Nghị định này theo khoảng cách từ cơ sở nuôi dưỡng đến gia đình người có công; hỗ trợ tối đa 01 lần/01 năm.

- Người làm việc tại cơ sở nuôi dưỡng đi phục vụ người có công điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh, giám định thương tật và về thăm gia đình được thanh toán chế độ công tác phí theo quy định hiện hành.

- Hỗ trợ đón tiếp thân nhân của người có công với cách mạng đến thăm người có công với cách mạng đang nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng (Hỗ trợ tối đa: 03 người/01 đối tượng/01 lần, 02 lần/01 năm, 03 ngày/01 lần): Thực hiện theo mức chi tiếp khách trong nước hiện hành và đảm bảo hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp.

- Hỗ trợ cơ sở vật chất phục vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng:

+ Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất theo dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng do địa phương quản lý, hỗ trợ tối đa 70% tổng giá trị công trình được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không vượt quá 15 tỷ đồng/công trình;

+ Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, phương tiện, công cụ, dụng cụ tối đa 15 triệu đồng/01 đối tượng/năm và không quá 1,5 tỷ đồng/năm đối với cơ sở nuôi dưỡng; tối đa 25 triệu đồng/giường điều dưỡng/năm và không quá 2,5 tỷ đồng đối với cơ sở điều dưỡng, đón tiếp người có công với cách mạng.

- Chế độ tặng quà đối với các cơ sở nuôi dưỡng người có công, người có công và gia đình người có công:

+ Quà tặng của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:

Mức quà tặng đối với tập thể: Tiền mặt là 5.000.000 đồng/tập thể; hiện vật trị giá 500.000 đồng/tập thể.

Mức quà tặng đối với gia đình, cá nhân: Tiền mặt là 500.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân; hiện vật trị giá 150.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.

+ Quà tặng của Lãnh đạo Bộ, cơ quan trung ương:

Mức quà tặng đối với tập thể: Tiền mặt là 3.000.000 đồng/tập thể; hiện vật trị giá 500.000 đồng/tập thể.

Mức quà tặng đối với gia đình, cá nhân: Tiền mặt là 500.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân; hiện vật trị giá 150.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.

- Đón tiếp đoàn đại biểu người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức đến thăm cơ quan trung ương:

+  Tổ chức đón tiếp: Mức chi 150.000 đồng/người (kể cả cán bộ đi phục vụ đoàn và cán bộ đón tiếp) để đảm bảo các nội dung chụp ảnh lưu niệm, nước uống, trái cây, hoa tươi và các chi phí khác;

+ Quà tặng đối với người có công với cách mạng và thân nhân: Mức chi 500.000 đồng/người;

+  Trường hợp mời cơm thân mật đoàn đại biểu người có công: thực hiện theo quy định về chi tiếp khách trong nước hiện hành.

Minh Huyền

Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Văn bản pháp luật

Thư viện Video

Vụ án hình sự về tội trộm cắm tài sản
Vĩnh Tường tổ chức tiết học ngoại khoá “Nâng cao ý thức sử dụng mạng xã hội” cho học sinh
Vụ án hành chính về yêu cầu huỷ quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023
Tiểu phẩm huyện Bình Xuyên
Tiểu phẩm huyện Sông Lô
Tiểu phẩm Tam Đảo
Cố ý gây thương tích và huỷ hoại tài sản
Tiểu phẩm Huyện Tam Dương
Tiểu phẩm Huyện Lập Thạch
Tiểu phẩm Huyện Yên Lạc
Ly hôn và chia tài sản chung
Phiên tòa giả định: Tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Phiên tòa giả định: Tranh chấp kiện đòi quyền sử dụng đất
Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Phiên Tòa giả định vụ án lao động về: "Xử lý kỷ luật sa thải"
Tuyên truyền Bộ Luật lao động
Hội thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19"
Hướng dẫn doanh nghiệp xử lý khi có ca bệnh Covid xuất hiện trong DN
Tọa đàm: Những điểm mới trong Quyết định số 21 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL
Phiên tòa giả định: lĩnh vực đất đai
Phiên tòa giả định: lĩnh vực hôn nhân
Cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp tại địa phương
Những quy định chung về quy hoạch theo luật quy hoạch 2017
KẾT QUẢ CÔNG TÁC PBGDPL GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Hoa về nẻo thiện
Tháo gỡ vướng mắc trong thi hành án dân sự
Hội thi Hòa giải 2016-Vòng Sơ khảo - Đội thi tỉnh Vĩnh Phúc
Bài học đắt giá
Những điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 bảo đảm quyền con người