Một số điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2025. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 gồm 07 chương, 50 điều, giảm 01 chương và 93 điều so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019. Sau đây là một số điểm mới nổi bật của Luật:

1. Về phân định thẩm quyền, phân cấp, phân quyền

Luật quy định 01 chương về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, uỷ quyền giữa chính quyền địa phương các cấp với các điểm mới sau:

- Về nguyên tắc phân định thẩm quyền (Điều 11): Luật quy định 07 nguyên tắc phân định thẩm quyền (khoản 2 Điều 11), trong đó có những nội dung mới như: 

+ Xác định rõ nội dung và phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả; 

+ Bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan và giữa chính quyền địa phương các cấp; 

+ Phù hợp khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương các cấp; cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước cấp trên được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; 

+ Bảo đảm kiểm soát quyền lực; trách nhiệm giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên; 

+ Đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số,… 

Đồng thời, để khuyến khích tinh thần chủ động, sáng tạo của địa phương, Luật bổ sung quy định “Chính quyền địa phương được chủ động đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về việc phân quyền, phân cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ở địa phương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với khả năng và điều kiện thực tiễn của địa phương” (khoản 3 Điều 11)

- Về phân quyền (Điều 12): Luật quy định rõ các yêu cầu, điều kiện của việc phân quyền như:

+ Việc phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp phải được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội; 

+ Chính quyền địa phương tự chủ trong việc ra quyết định, tổ chức thi hành và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền; 

+ Cơ quan nhà nước cấp trên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, giám sát về tính hợp hiến, hợp pháp trong việc chính quyền địa phương các cấp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân quyền.

- Về phân cấp (Điều 13): Luật quy định một số điểm mới như: 

+ Quy định rõ chủ thể phân cấp và chủ thể nhận phân cấp; 

+ Quy định trách nhiệm của cơ quan phân cấp trong việc bảo đảm các điều kiện để thực hiện việc phân cấp; 

+ Cơ quan nhận phân cấp chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan phân cấp về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp; 

+ Không được phân cấp tiếp nhiệm vụ, quyền hạn mà mình nhận phân cấp; 

+ Quy định về việc điều chỉnh thủ tục hành chính trong trường hợp thực hiện phân cấp.

2. Về nhiệm vụ của HĐND, UBND

Thực hiện nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm” và tránh quy định chồng chéo, trùng lặp nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương và giữa các cơ quan của chính quyền địa phương, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND ở mỗi đơn vị hành chính theo hướng: 

- Phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương và giữa HĐND và UBND cùng cấp; 

- Phân định nhiệm vụ, quyền hạn của tập thể UBND và cá nhân Chủ tịch UBND nơi tổ chức cấp chính quyền địa phương theo hướng tăng nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm cho cá nhân Chủ tịch UBND; 

- Quy định nhiệm vụ, quyền hạn theo hướng khái quát, tập trung vào các lĩnh vực về tài chính ngân sách, tổ chức bộ máy, biên chế, hoạt động kiểm tra, giám sát... bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc phân định thẩm quyền tại Điều 11 của Luật và bảo đảm tính ổn định lâu dài của luật.

3. Về tổ chức và hoạt động của HĐND

So với Luật năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 đã quy định theo hướng: 

- Giữ nguyên nội dung về cơ cấu tổ chức của HĐND nhưng gộp chung 01 điều (Luật năm 2015 đưa vào từng điều riêng của từng loại hình đơn vị hành chính); 

- Quy định khái quát hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại biểu HĐND (các nội dung chi tiết về triệu tập, chủ trì phiên họp, khách mời, tài liệu, cung cấp thông tin về kỳ họp HĐND, tổ chức và hoạt động của các ban, tổ đại biểu HĐND,… sẽ hướng dẫn tại Quy chế hoạt động mẫu); 

- Sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật như: Không quy định Chủ tịch UBND đầu nhiệm kỳ là đại biểu HĐND; bổ sung quy định về trường hợp khuyết Chủ tịch HĐND, khuyết Thường trực HĐND; bổ sung quy định về tạm đình chỉ chức vụ Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng, phó Ban của HĐND,…

4. Về tổ chức và hoạt động của UBND

So với Luật năm 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 đã quy định theo hướng: 

- Quy định khái quát cơ cấu tổ chức của UBND gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên; giao Chính phủ quy định cụ thể; 

- Khái quát các nội dung và hoạt động của UBND (các nội dung chi tiết về triệu tập, chủ trì cuộc họp, khách mời, tài liệu, cung cấp thông tin về cuộc họp của UBND, trách nhiệm của Phó Chủ tịch và Uỷ viên UBND,… sẽ hướng dẫn tại Quy chế hoạt động mẫu); 

- Quy định rõ các nội dung UBND phải thảo luận và quyết nghị, những nội dung UBND có thể uỷ quyền cho Chủ tịch UBND quyết định.

5. Về tổ chức đơn vị hành chính, thành lập, giải thể, nhập chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính

So với Luật năm 2015, Luật đã đổi tên chương và thứ tự của Chương II tổ chức đơn vị hành chính, thành lập, giải thể, nhập chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính để bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013. 

Luật đã quy định một số nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính, điều kiện thành lập, giải thể, nhập chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. 

Bên cạnh đó, so với Luật năm 2015, Luật đã quy định theo hướng khái quát về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và giao Chính phủ quy định cụ thể về việc xây dựng, lấy ý kiến cử tri, khảo sát, thẩm định đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, bảo đảm tính linh hoạt và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Nguồn: Chinhphu.vn (05/03/2025)

 

Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Văn bản pháp luật

Thư viện Video

Vụ án hình sự về tội trộm cắm tài sản
Vĩnh Tường tổ chức tiết học ngoại khoá “Nâng cao ý thức sử dụng mạng xã hội” cho học sinh
Vụ án hành chính về yêu cầu huỷ quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023
Tiểu phẩm huyện Bình Xuyên
Tiểu phẩm huyện Sông Lô
Tiểu phẩm Tam Đảo
Cố ý gây thương tích và huỷ hoại tài sản
Tiểu phẩm Huyện Tam Dương
Tiểu phẩm Huyện Lập Thạch
Tiểu phẩm Huyện Yên Lạc
Ly hôn và chia tài sản chung
Phiên tòa giả định: Tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Phiên tòa giả định: Tranh chấp kiện đòi quyền sử dụng đất
Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Phiên Tòa giả định vụ án lao động về: "Xử lý kỷ luật sa thải"
Tuyên truyền Bộ Luật lao động
Hội thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19"
Hướng dẫn doanh nghiệp xử lý khi có ca bệnh Covid xuất hiện trong DN
Tọa đàm: Những điểm mới trong Quyết định số 21 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL
Phiên tòa giả định: lĩnh vực đất đai
Phiên tòa giả định: lĩnh vực hôn nhân
Cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp tại địa phương
Những quy định chung về quy hoạch theo luật quy hoạch 2017
KẾT QUẢ CÔNG TÁC PBGDPL GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Hoa về nẻo thiện
Tháo gỡ vướng mắc trong thi hành án dân sự
Hội thi Hòa giải 2016-Vòng Sơ khảo - Đội thi tỉnh Vĩnh Phúc
Bài học đắt giá
Những điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 bảo đảm quyền con người