TẤT CẢ VÌ NGƯỜI BỆNH

Các nhân vật:

- Bà Báu: 60 tuổi.

- Chị Ngọc: Con gái bà Báu.

- Chị Lam: Cháu họ của bà Báu.

 

Nội dung

Trời nhá nhem tối, chị Ngọc bê bát cháo đậu xanh từ bếp lên vào buồng gọi bà Báu dậy: Con mời mẹ dậy ăn cháo.

Bà Báu ể oải ngồi dậy: Mẹ không muốn ăn, mồm đắng lắm!

Chị Ngọc: Mẹ ăn cho khỏe, rồi sáng mai con đưa mẹ lên bệnh viện khám. Mẹ phải ăn no đi, sáng mai phải nhịn ăn sáng, rồi còn xét nghiệm máu, nội soi dạ dày, khám tổng quát xem tình hình sức khỏe thế nào?

Bà Báu: Thì mai mẹ không ăn sáng cũng được, nhưng có cần thiết phải nội soi dạ dày không? Mẹ thấy người ta nói phải gây mê, đau lắm, rồi tốn kém, mẹ sợ lắm…

Chị Ngọc an ủi mẹ: Để kiểm tra sức khỏe đường tiêu hóa, mẹ phải thực hiện nội soi dạ dày thì mới biết bệnh ốm đau thế nào chứ!Con biết là việc nội soi gây khó chịu, bị đau nhưng mẹ phải cố gắng, để trị dứt điểm bệnh của mình ạ!

Bỗng có tiếng gọi ngoài cổng: Bác Báu có nhà không ạ?

Bà Báu: Ai như tiếng cái Lam, con ra mở cửa cho chị nó vào.

Đúng là chị Lam, cháu họ của bà Báu. Chị Lam cầm túi hoa quả để lên bàn rồi nói: Hay tin bác ốm, hôm nay cháu đến thăm bác.

Chị Ngọc mừng rỡ: Đây, may quá! Có chị Lam, chị lại là y tá tại Phòng y tế của huyện nói giúp mẹ em xem việc nội soi dạ dày tiền mê có nguy hiểm không?

Chị Lam giải thích: Vâng,phương pháp nội soi dạ dày tiền mê là việc bác sĩ sử dụng một liều lượng thuốc an thần nhỏ, được tính toán phù hợp cho từng thể trạng người bệnh là phương pháp can thiệp được khuyến khích áp dụng trong nội soi tiêu hóa hiện nay. Phương pháp này giúp bệnh nhân không bị lo âu, ám ảnh trước và sau khi soi. Cũng như hạn chế được các hành động nguy hiểm có thể xảy ra từ phía người bệnh như giãy giụa, giật dây soi gây tổn thương ống tiêu hóa. Từ đó giúp kỹ thuật thăm khám được dễ dàng hơn, hình ảnh soi được rõ nét hơn, giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị chính xác hơn. Chính vì vậy, đây là phương pháp rất tiên tiến, hiện đại và không gây đau quá cho người bệnh như phương pháp cũ.

Bà Báu thắc mắc: Vậy ai cũng có thể thực hiện việc nội soi dạ dày bằng tiền mê, hả cháu?

Chị Lam: Không, bác ạ! Bác sĩ là người ra quyết định bệnh nhân nào nên lựa chọn phương pháp nội soi dạ dày tiền mê hay không mê. Việc này phụ thuộc vào các đặc điểm, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân xem có tiền sử dị ứng thuốc hay thức ăn… Rồi bệnh nhân có mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, bệnh nhân động kinh hay thần kinh cũng như các đánh giá lâm sàng về bệnh nhân có phải là người sử dụng các chất kích thích, các chất gây nghiện rồi khả năng chịu đựng của người bệnh thế nào… Vì vậy, ngày mai bác và em Ngọc cứ đi khám xem bác sĩ khám bệnh rồi chỉ định bệnh thế nào để có hướng điều trị, chữa bệnh.

Bà Báu:Bác cứ lo lo, cháu ạ! Dạo này, bụng dạ hay đau thất thường mà ra trạm xá người ta khuyên lên bệnh viện huyện thực hiện nội soi dạ dày. Mình có bệnh thì phụ thuộc vào bác sĩ, người ta bảo sao thì mình phải nghe thế…

Chị Lam: Bác nói thế, không chính xác hoàn toàn đâu ạ! Một trong những quyền cơ bản của người bệnh là được khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp an toàn phù hợp với bệnh, tình trạng sức khỏe của mình và điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chị Ngọc: Đúng đấy mẹ ạ!Hiện nay, nhà nước có nhiều chính sách và quy định để tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Con thấy các dịch vụ y tế được cải thiện ngày càng tốt hơn.

Chị Lam: Em Ngọc nói đúng đấy, bác ạ! Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 vừa được ban hành (có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) đã xác định lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao. Đặc biệt, đổi mới cơ chế để bảo đảm quyền của người bệnh gắn với trách nhiệm của người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cũng như quyền của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gắn với trách nhiệm của người bệnh và thân nhân người bệnh.

Không những thế, hiện nay trong y tế còn tập trung đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Chị Ngọc: Đúng rồi, con đăng ký khám cho mẹ tại bệnh viện X qua tổng đài của bệnh viện đấy. Cứ gọi số Hotline của bệnh viện là nhân viên hướng dẫn đăng ký khám và tư vấn rất nhiệt tình, cụ thể. Rồi mình điền các thông tin của người bệnh vào Phiếu khám bệnh online rất nhanh chóng và thuận tiện.

Quay sang chị Lam, chị Ngọc còn nói: Nhờ chị Lam giải thích rõ hơn cho mẹ em hiểu rõ giờ người bệnh giờ có các quyền và nghĩa vụ gì?

Chị Lam: Theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023(có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) thì người bệnh có nhiều quyền như quyền được khám bệnh, chữa bệnh cụ thể; được thông tin, giải thích về tình trạng sức khỏe; phương pháp, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; được hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc, phòng ngừa tai biến; được khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp an toàn phù hợp với bệnh, tình trạng sức khỏe của mình và điều kiện thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Rồi các quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh; quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh; quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh; được cung cấp và giải thích chi tiết về các khoản chi trả dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi có yêu cầu….Toàn là những quyền cơ bản, gắn trực tiếp với người bệnh giúp cho khám chữa bệnh thuận tiện, an toàn, chính xác…

Bà Báu hỏi thêm: Thế liệu có trường hợp, sau khi khám xong mình không muốn chữa bệnh có được không cháu?

Chị Lam: Có chứ bác! Đây cũng là một trong các quyền quan trọng của người bệnh là được từ chối khám bệnh, chữa bệnh và rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được quy định trong luật. Nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc từ chối chữa bệnh của mình sau khi đã được người hành nghề tư vấn, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh.

Thậm chí cả trong quá trình chữa bệnh rồi, người bệnh được rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc chữa bệnh trái với chỉ định của bác sĩ nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc rời khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh.

Bà Báu hỏi: Thế người bệnh có những nghĩa vụ gì, hả cháu?

Chị Lam giải thích: Theo quy định của pháp luật, người bệnh có nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề; không được đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; các nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh như cần cung cấp trung thực và chịu trách nhiệm về thông tin liên quan đến nhân thân, tình trạng sức khỏe của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề; chấp hành và yêu cầu thân nhân, người đến thăm mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Đặc biệt, các nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Chị Ngọc quay sang mẹ: Mẹ còn chưa biết đấy chứ, giờ pháp luật còn quy định phát triển cả các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa cơ. Giờ y học tân tiến, hiện đại lắm, mẹ ạ!

Chị Lam: Đúng đấy, bác ạ! Nhà nước đã phát triển hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa để góp phần đạt được việc bao phủ sức khỏe toàn dân bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận của người bệnh với các dịch vụ y tế có chất lượng, hiệu quả về chi phí, mọi lúc mọi nơi, đặc biệt đối với các bệnh ít nghiêm trọng, mạn tính cần được chăm sóc lâu dài và thường xuyên.

Ngoài ra, việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh từ xa giúp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giảm nguồn lực đầu tư cho y tế và người bệnh tiếp cận được với các thầy thuốc có tay nghề cao thường tập trung chủ yếu ở các thành thị, vùng kinh tế, xã hội để được điều trị hiệu quả ngay ở tuyến tỉnh, tuyến huyện mà không phải đến bệnh viện của trung ương. Từ đó giúp giảm chi phí điều trị và giảm quá tải cho các bệnh viện ở trung ương.

Bà Bác tấm tắc: Đúng là nhà nước có nhiều chính sách tiến bộ quá! Thế này bác thấy yên tâm hẳn để mai đi khám bệnh, chữa bệnh.

Chị Lam: Vâng, bác cứ yên tâm khám và chữa bệnh cho khỏe! Mọi việc đã có con cháu chăm lo, giải quyết. Cháu chúc bác mau khỏi bệnh ạ!

Nguồn: pbgdpl.moj.gov.vn

 

Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Văn bản pháp luật

Thư viện Video

Mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023
Tiểu phẩm huyện Bình Xuyên
Tiểu phẩm huyện Sông Lô
Tiểu phẩm Tam Đảo
Cố ý gây thương tích và huỷ hoại tài sản
Tiểu phẩm Huyện Tam Dương
Tiểu phẩm Huyện Lập Thạch
Tiểu phẩm Huyện Yên Lạc
Ly hôn và chia tài sản chung
Phiên tòa giả định: Tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Phiên tòa giả định: Tranh chấp kiện đòi quyền sử dụng đất
Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Phiên Tòa giả định vụ án lao động về: "Xử lý kỷ luật sa thải"
Tuyên truyền Bộ Luật lao động
Hội thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19"
Hướng dẫn doanh nghiệp xử lý khi có ca bệnh Covid xuất hiện trong DN
Tọa đàm: Những điểm mới trong Quyết định số 21 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL
Phiên tòa giả định: lĩnh vực đất đai
Phiên tòa giả định: lĩnh vực hôn nhân
Cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp tại địa phương
Những quy định chung về quy hoạch theo luật quy hoạch 2017
KẾT QUẢ CÔNG TÁC PBGDPL GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Hoa về nẻo thiện
Tháo gỡ vướng mắc trong thi hành án dân sự
Hội thi Hòa giải 2016-Vòng Sơ khảo - Đội thi tỉnh Vĩnh Phúc
Bài học đắt giá
Những điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 bảo đảm quyền con người