Quy định trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Ngày 01/10/2021, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số 07/2021/TT-TTCP quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2021. Theo đó, trong Thông tư nêu cụ thể trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước; trách nhiệm đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, về tiếp công dân, về khiếu nại, tố cáo, về phòng, chống tham nhũng.

Về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; giải quyết khó khăn, vướng mắc, xử lý kịp thời kiến nghị của cơ quan thanh tra, đoàn thanh tra; kết luận thanh tra và chỉ đạo, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.

Về trách nhiệm của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan: Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm báo cáo, giải trình, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của người có thẩm quyền. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến nội dung thanh tra có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người có thẩm quyền tiến hành thanh tra.

Đối với thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra: Thanh tra việc tổ chức xây dựng kế hoạch thanh tra, phê duyệt kế hoạch thanh tra, thực hiện kế hoạch thanh tra; Việc thực hiện trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong việc tổ chức, thực hiện Luật Thanh tra;Việc bổ nhiệm các ngạch thanh tra viên; Việc thực hiện thẩm quyền ra quyết định thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, kết luận thanh tra, công khai kết luận thanh tra và xử lý vi phạm về thanh tra; Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, Người ra quyết định thanh tra trong quá trình thanh tra; Việc giám sát, kiểm tra hoạt động của Đoàn thanh tra; Việc ban hành quyết định và tổ chức thực hiện quyết định xử lý sau thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; việc áp dụng biện pháp để khắc phục, sơ hở, yếu kém, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; Việc quản lý, khai thác, sử dụng và lưu trữ hồ sơ thanh travà các nội dung khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Đối với thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân: Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân và tổ chức tiếp công dân; Việc tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; Việc xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật; Việc theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.

Đối với thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại: Thanh tra việc thụ lý giải quyết khiếu nại; Việc thực hiện quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại; Việc tổ chức đối thoại; Việc thực hiện quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, ban hành quyết định giải quyết khiếu nại; Việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại; Việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; Việc xử lý vụ việc khiếu nại đông người, phức tạp, tồn đọng, kéo dài; Việc theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại.

Đối với thanh tra trách nhiệm về tố cáo: Thanh tra việc tiếp nhận, xử lý ban đầu thông tin tố cáo; Việc thụ lý tố cáo; Việc thực hiện quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo, xác minh nội dung tố cáo và thời hạn giải quyết tố cáo; Việc tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo; Việc ban hành kết luận nội dung tố cáo và việc xử lý kết luận nội dung tố cáo; Việc bảo vệ người tố cáo; Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo; Việc theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình tố cáo và kết quả giải quyết tố cáo.

Đối với thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng:

- Thanh tra việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng tập trung vào các nội dung:  việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định;  việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng;  việc thực hiện các biện pháp về công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, thanh toán không dùng tiền mặt;  việc xử lý và giải quyết phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng;  việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, báo cáo kiểm toán, các quyết định xử lý và việc chấp hành chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống tham nhũng.

- Việc thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập, gồm các nội dung:  việc tổ chức kê khai tài sản, thu nhập; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập;  việc quản lý, cập nhật bản kê khai tài sản, thu nhập và các thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập;theo dõi biến động về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai;  việc xác minh tài sản, thu nhập và công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập;  việc bảo vệ, lưu trữ, khai thác, cung cấp thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập;  việc xử lý người có hành vi vi phạm nghĩa vụ trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm; vi phạm quy định về thời hạn kê khai tài sản, thu nhập và vi phạm các quy định khác về kiểm soát tài sản, thu nhập; việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập.

- Việc xử lý tham nhũng, gồm các nội dung: việc xử lý người có hành vi tham nhũng; việc thu hồi tài sản tham nhũng; việc xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng.

 

Mai Duyên

 

 

Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Văn bản pháp luật

Thư viện Video

Vụ án hình sự về tội trộm cắm tài sản
Vĩnh Tường tổ chức tiết học ngoại khoá “Nâng cao ý thức sử dụng mạng xã hội” cho học sinh
Vụ án hành chính về yêu cầu huỷ quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023
Tiểu phẩm huyện Bình Xuyên
Tiểu phẩm huyện Sông Lô
Tiểu phẩm Tam Đảo
Cố ý gây thương tích và huỷ hoại tài sản
Tiểu phẩm Huyện Tam Dương
Tiểu phẩm Huyện Lập Thạch
Tiểu phẩm Huyện Yên Lạc
Ly hôn và chia tài sản chung
Phiên tòa giả định: Tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Phiên tòa giả định: Tranh chấp kiện đòi quyền sử dụng đất
Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Phiên Tòa giả định vụ án lao động về: "Xử lý kỷ luật sa thải"
Tuyên truyền Bộ Luật lao động
Hội thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19"
Hướng dẫn doanh nghiệp xử lý khi có ca bệnh Covid xuất hiện trong DN
Tọa đàm: Những điểm mới trong Quyết định số 21 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL
Phiên tòa giả định: lĩnh vực đất đai
Phiên tòa giả định: lĩnh vực hôn nhân
Cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp tại địa phương
Những quy định chung về quy hoạch theo luật quy hoạch 2017
KẾT QUẢ CÔNG TÁC PBGDPL GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Hoa về nẻo thiện
Tháo gỡ vướng mắc trong thi hành án dân sự
Hội thi Hòa giải 2016-Vòng Sơ khảo - Đội thi tỉnh Vĩnh Phúc
Bài học đắt giá
Những điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 bảo đảm quyền con người