Kịp thời tháo gỡ một số khó khăn cho địa phương trong đánh giá xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với nông thôn mới và chuẩn đô thị văn minh

Thực hiện yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật và Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ Pháp chế và Cục Văn hóa cơ sở của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã làm việc, trao đổi, thống nhất ý kiến về việc hướng dẫn tháo gỡ một số khó khăn cho địa phương trong triển khai thực hiện đánh giá tiêu chí xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phục vụ đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, chuẩn đô thị văn minh.

Qua hơn 01 năm triển khai các văn bản của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tư pháp về đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, Thông tư số 09/2021/TT-BTP), nhất là gắn việc đánh giá tiêu chí này để phục vụ đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới cho thấy, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã quan tâm, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và dần đi vào nền nếp, kết quả đạt được rõ nét hơn; trách nhiệm của chính quyền và cán bộ, công chức cấp xã trong tổ chức thi hành Hiến pháp, pháp luật hướng tới xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh cho người dân tại cơ sở tiếp tục được tăng cường gắn với tổ chức thi hành pháp luật và thực thi trách nhiệm của chính quyền địa phương cấp xã theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Theo kết quả tổng hợp từ báo cáo chính thức của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kết quả năm 2022, cả nước có 10.048/10.596 đơn vị cấp xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt 94.8%. Có được những kết quả này, trước hết là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong triển khai nhiệm vụ đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Ủy ban nhân dân và cơ quan Tư pháp các cấp đã chú trọng hướng dẫn, chỉ đạo và bố trí kinh phí tổ chức thực hiện nhiệm vụ. 

Tuy nhiên, qua theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 25/2021/QĐ-TTg, số 318/QĐ-TTg, số 320/QĐ-TTg, số 04/2022/QĐ-TTg và số 18/2022/QĐ-TTg, đặc biệt qua tổ chức một số đoàn kiểm tra, khảo sát và hội thảo, tọa đàm về việc thực hiện đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm 2022, Bộ Tư pháp đã nhận được phản hồi, kiến nghị của các địa phương về khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các văn bản này. Trong đó nổi lên là việc quy định chưa thống nhất về cách thức, thời điểm đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, xã đạt chuẩn nông thôn mới và phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; một số nội dung tiêu chí tiếp cận pháp luật còn chưa thực sự phù hợp, khả thi, đặt ra yêu cầu cao, khó đối với những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả; vấn đề đánh giá tiêu chí xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để thu hồi quyết định công nhận nông thôn mới.

Tại buổi làm việc với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng chí Trần Nhật Lam, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết, hiện nay trên cả nước có khoảng 73% xã đạt chuẩn nông thôn mới, hơn 1000 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, khoảng 265 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo Bộ Tiêu chí giai đoạn 2021-2025. Qua trao đổi, thảo luận, đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đưa ra phương án hướng dẫn cụ thể đối với những khó khăn, vướng mắc do Bộ Tư pháp phát hiện, tổng hợp trong quá trình triển khai tiêu chí tiếp cận pháp luật. 

Về đánh giá chuẩn đô thị văn minh, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết Bộ Tư pháp là một trong những bộ ngành đầu tiên có văn bản chính thức nội dung tiêu chí thành phần về tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí đánh giá phường, thị trấn, quận, thị xã, thành phố đạt chuẩn đô thị văn minh. Theo quy định tại Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg, phải đến năm 2024, các địa phương mới tổ chức đánh giá chuẩn đô thị văn minh. Trong thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp để hướng dẫn cụ thể hơn nữa về nội dung tiêu chí, cách thức đánh giá tiêu chí tiếp cận pháp luật trong đánh giá đô thị văn minh nếu trong quá trình triển khai Quyết định 04/2022/QĐ-TTg phát sinh khó khăn, vướng mắc.

Đồng chí Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thẳng thắn cho rằng chuẩn tiếp cận pháp luật với mục đích, ý nghĩa đo lường trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc thực hiện các trách nhiệm và nhiệm vụ được giao đối với người dân, do đó Bộ Tư pháp luôn xác định thực hiện độc lập, hằng năm trong đánh giá chuẩn này. Khi tiêu chí xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trở thành một tiêu chí thành phần trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới thì luôn mong muốn làm thực chất, làm sao xây dựng môi trường lành mạnh, tốt nhất cho người dân thụ hưởng quyền của mình, chỉ khi nào xã đạt tất cả các tiêu chí thành phần của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới thì xã mới đạt chuẩn nông thôn mới. Chuẩn tiếp cận pháp luật đang được thực hiện theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, Quyết định này ban hành trước các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nông thôn mới (Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022, Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022). Theo đó, Văn phòng Điều phối nông thôn mới với vai trò và trách nhiệm của mình cần tích cực phối hợp với các bộ, ngành có liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia Trung ương, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, sửa đổi một số văn bản có liên quan, trong đó có Quyết định số 318/QĐ-TTg và Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg; tổ chức các diễn đàn, hội thảo, tọa đàm để các bộ, ngành, địa phương tham gia ý kiến. Bên cạnh đó, cần kịp thời có văn bản chung để giải quyết các vấn đề mang tính liên ngành, hướng dẫn cho các địa phương thực hiện thống nhất một số nội dung, vấn đề còn gây khó khăn, lúng túng trong thời gian qua.

Đại diện các cơ quan, đơn vị thống nhất đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí thành phần, cũng như trong đánh giá, công nhận nông thôn mới các cấp để có văn bản hướng dẫn chung trong phạm vi cả nước./.

Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật

 

Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Văn bản pháp luật

Thư viện Video

Mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023
Tiểu phẩm huyện Bình Xuyên
Tiểu phẩm huyện Sông Lô
Tiểu phẩm Tam Đảo
Cố ý gây thương tích và huỷ hoại tài sản
Tiểu phẩm Huyện Tam Dương
Tiểu phẩm Huyện Lập Thạch
Tiểu phẩm Huyện Yên Lạc
Ly hôn và chia tài sản chung
Phiên tòa giả định: Tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Phiên tòa giả định: Tranh chấp kiện đòi quyền sử dụng đất
Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Phiên Tòa giả định vụ án lao động về: "Xử lý kỷ luật sa thải"
Tuyên truyền Bộ Luật lao động
Hội thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19"
Hướng dẫn doanh nghiệp xử lý khi có ca bệnh Covid xuất hiện trong DN
Tọa đàm: Những điểm mới trong Quyết định số 21 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL
Phiên tòa giả định: lĩnh vực đất đai
Phiên tòa giả định: lĩnh vực hôn nhân
Cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp tại địa phương
Những quy định chung về quy hoạch theo luật quy hoạch 2017
KẾT QUẢ CÔNG TÁC PBGDPL GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Hoa về nẻo thiện
Tháo gỡ vướng mắc trong thi hành án dân sự
Hội thi Hòa giải 2016-Vòng Sơ khảo - Đội thi tỉnh Vĩnh Phúc
Bài học đắt giá
Những điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 bảo đảm quyền con người