Một số tình huống về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022

Tình huống 1. Tôi được biết Nhà nước vừa thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 với nhiều điểm mới, dựa trên phương pháp tiếp cận quyền con người, bảo đảm quyền con người, đồng thời tôn trọng các quyền của công dân khi xử lý các hành vi vi phạm về bạo lực gia đình.Thông qua đó, Luật đã góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Vậy theo quy định của Luật này, bạo lực gia đình được hiểu là gì? Đặc biệt, thế nào là cấm tiếp xúc vàgiáo dục, hỗ trợ chuyển đổi đối với hành vi bạo lực gia đình vì đây là khái niệm mới, lần đầu tiên tôi được biết đến?

Gợi ý trả lời:

Ngày 14/11/2022, Quốc hội khóa XV kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia dình nhằm hoàn thiện thể chế về công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền con người theo Hiến pháp năm 2013. Theo Điều 2 Luật này thì:

- Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

- Cấm tiếp xúc là biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần người bị bạo lực gia đình hoặc sử dụng phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

- Nơi tạm lánh là địa điểm để bảo đảm an toàn cho người bị bạo lực gia đình.

-Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình là quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng ứng xử, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, kiểm soát hành vi, giải quyết mâu thuẫn giúp người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt bạo lực gia đình.

Tình huống 2. Qua đọc báo chí, tôi thấy hiện nay có thông tin cứ 03 phụ nữ thì có gần 01 người (chiếm tỷ lệ đến 32%) bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. Trong đó, có nhiều vụ bạo hành gia đình có mức độ nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi và khó lường nên tôi muốn biết rõ hơn về hành vi bạo lực gia đình gồm những hành vi như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 đã tiếp cận dựa trên quyền con người và lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm, sửa đổi, bổ sung các hành vi bạo lực gia đình. Theo đó, tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, thì hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin thuộc đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;

k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;

m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi; 

n) Chiếm đoạt, hủy hoạitài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;

o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;

p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;

q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

Tình huống 3. Có một số ý kiến cho rằng có 04 loại hành vi về bạo lực gia đình gồm bạo lực tình dục, bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất và bạo lực kinh tế? Vậy xin hỏi cách hiểu cụ thể về mỗi loại hành vi bạo lực này được hiểu như thế nào?

Gợi ý trả lời

Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng khác nhau. Bạo lực gia đình là một dạng của bạo lực xã hội. Theo Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Như vậy, cách hiểu về bạo lực gia đình gồm 04 dạng nêu trên là hoàn toàn chính xác. Có thể nhận diện bạo lực gia đình ở những hình thức chủ yếu sau:

 - Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm  tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.

- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình.

 - Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động…).

 - Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

 Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Bạo lực gia đình đã được Luật hóa nên có được xem như một tệ nạn trong xã hội. Tuy nhiên những năm qua, bạo lực gia đình có sự phát triển phức tạp trong một xã hội hiện đại tạo nên những vấn đề nhức nhối, đau lòng trong xã hội. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, vậy nên mỗi gia đình cần xây dựng và duy trì hạnh phúc để góp phần tạo nên một xã hội phát triển.

Tình huống 4. Anh Nguyễn Văn T lấy chị H sinh được 3 người con gái liên tiếp. Mãi đến khi chị H hơn 40 tuổi mới sinh được một đứa con trai nên anh T rất yêu chiều đứa con trai út. Từ khi sinh được con trai, đối với 03 cô con gái, anh T thường xuyên bỏ mặc, không quan tâm mà còn thường xuyên nói là lũ vịt trời, “bé thì ăn hại, lớn thì bay đi”... rồi không chăm sóc, cho các con ăn học đầy đủ. Mặc cho vợ thường xuyên khuyên bảo hành vi của anh là vi phạm pháp luật, có yếu tố bạo lực gia đình. Ý kiến này đúng hay không?

Gợi ý trả lời:

Hành vi của anh T là hành vi bạo lực gia đình về tinh thần. Vì theo điểm d và đ khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 có các hành vi bao gồm:

- Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

- Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình.

Tình huống 5. Sau 05 năm lấy nhau, do anh P có tính trăng hoa, thường xuyên bồ bịch lại keo kiệt, bủn xỉn nên chị G làm đơn ly hôn. Mặc dù chị có mong muốn được nuôi cả 02 con song Tòa án lại xử anh P được nuôi con trai út. Song từ khi ly hôn được gần 01 năm nay, anh P cố tình ngăn cản không cho chị G đến thăm nuôi con, cũng như không nhận đồ chơi, quần áo chị mua gửi tặng cho con trai mình... Xin hỏi hành vi của anh P có vi phạm pháp luật hay không?

Gợi ý trả lời

Hành vi của anh P vi phạm điểm e và g khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022đã quy định rõ hành vi bạo lực gia đình gồm:

- Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Tình huống 6. Để giải quyết vấn nạn bạo lực gia đình, hướng tới xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng và hạnh phúc thì pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đã hoàn thiện thể chế về công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền con người nói chung và quyền của nạn nhân bạo lực gia đình. Vậy xin hỏi, nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình được pháp luật quy định như thế nào?

Gợi ý trả lời

Theo Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 vềnguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

- Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.

- Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới.

- Chú trọng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn, hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì trong quá trình xử lý phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em.

- Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và người đứng đầu; chú trọng phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng.

- Thực hiện trách nhiệm nêu gương trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

Nguồn: pbgdpl.moj.gov.vn

 



Lọc tài liệu
Loại tài liệu
Nhóm tài liệu:
Nội dung tìm kiếm:
Danh sách tài liệu
  • Xem thông tin tài liệu

Văn bản pháp luật

Thư viện Video

Mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023
Tiểu phẩm huyện Bình Xuyên
Tiểu phẩm huyện Sông Lô
Tiểu phẩm Tam Đảo
Cố ý gây thương tích và huỷ hoại tài sản
Tiểu phẩm Huyện Tam Dương
Tiểu phẩm Huyện Lập Thạch
Tiểu phẩm Huyện Yên Lạc
Ly hôn và chia tài sản chung
Phiên tòa giả định: Tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Phiên tòa giả định: Tranh chấp kiện đòi quyền sử dụng đất
Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Phiên Tòa giả định vụ án lao động về: "Xử lý kỷ luật sa thải"
Tuyên truyền Bộ Luật lao động
Hội thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19"
Hướng dẫn doanh nghiệp xử lý khi có ca bệnh Covid xuất hiện trong DN
Tọa đàm: Những điểm mới trong Quyết định số 21 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL
Phiên tòa giả định: lĩnh vực đất đai
Phiên tòa giả định: lĩnh vực hôn nhân
Cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp tại địa phương
Những quy định chung về quy hoạch theo luật quy hoạch 2017
KẾT QUẢ CÔNG TÁC PBGDPL GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Hoa về nẻo thiện
Tháo gỡ vướng mắc trong thi hành án dân sự
Hội thi Hòa giải 2016-Vòng Sơ khảo - Đội thi tỉnh Vĩnh Phúc
Bài học đắt giá
Những điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 bảo đảm quyền con người