TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN CÁC LUẬT ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA TẠI KỲ HỌP THỨ 9, QUỐC HỘI KHÓA XIV

 LỜI NÓI ĐẦU

 
Ngày 20/5/2020, Quốc hội khóa XIV Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 9 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV diễn ra trong 19 ngày và được chia thành 2 đợt, kết hợp giữa họp trực tuyến và họp tập trung. Đây là lần đầu tiên Quốc hội họp trực tuyến liên tục trong nhiều ngày nhưng kỳ họp đã diễn ra thông suốt, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Trong những tháng đầu năm, đại dịch Covid-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, kinh tế thế giới lâm vào suy thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống của Nhân dân. Trước những khó khăn, thách thức đó, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự quản lý, điều hành quyết liệt của Chính phủ, chúng ta đã chủ động đưa ra các quyết sách kịp thời, phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân, toàn quân đã tạo nên sức mạnh giúp nước ta cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, đồng thời, vẫn duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định xã hội, tăng cường sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, thiết bị, vật tư y tế với các nước, được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Cử tri và Nhân dân cả nước bày tỏ niềm vui và sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước.
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét, thảo luận một cách kỹ lưỡng và thông qua 10 Luật, 21 Nghị quyết. Đây là những Luật, Nghị quyết quan trọng liên quan đến các lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, tổ chức bộ máy, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phòng, chống thiên tai và quản lý đê điều... nhằm tiếp tục thể chế hóa Hiến pháp, góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; tổ chức bộ máy; quan hệ lao động; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tăng cường công tác nội luật hóa các điều ước, cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, tiến trình hội nhập quốc tế.
Để cung cấp, giới thiệu những nội dung cơ bản của một số Luật liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng hiệu quả quản lý nhà nước, Sở Tư pháp – Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổng hợp, hệ thống hóa và xuất bản cuốn “Tài liệu tuyên truyền các Luật được thông qua tại  kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV”
1. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội;
2. Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; 
5. Luật Thanh niên (sửa đổi);
6.  Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); 
7. Luật Đầu tư (sửa đổi);
8.  Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; 
9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
10. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020
 
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT
Luật Doanh nghiệp và các nghị định hướng dẫn thi hành đã có những tác động tích cực trong tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thúc đẩy thành lập, phát triển và mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp. Năm 2018, cả nước có 131.275 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.478.101 tỷ đồng. So với năm 2014 (trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực), số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng gấp 1,75 lần (so với 74.842 doanh nghiệp năm 2014) và số vốn đăng ký thành lập mới tăng gấp 3,4 lần (so với 432.286 tỷ đồng năm 2014). Một số nội dung quan trọng của Luật như đăng ký doanh nghiệp, bảo vệ cổ đông thiểu số được ghi nhận đã có thay đổi mạnh mẽ. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chỉ số khởi sự kinh doanh của Việt Nam năm 2019 đã tăng 21 hạng, hiện xếp hạng 104/190 (từ hạng 125/190 năm 2014);tổng thời gian thực hiện thủ tục này giảm từ 34 ngày xuống chỉ còn 17 ngày.Quy định về bảo vệ cổ đông, nhà đầu tư có cải thiện mạnh mẽ, hiện xếp hạng 89/190 quốc gia (tăng 28 hạng so với năm 2014 và 90 hạng so với năm 2013). 
Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực, một số nội dung của Luật Doanh nghiệp khôngcòn phù hợp trong hoàn cảnh mới, tạo gánh nặng chi phí, thời gian cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ; một số nội dung cần được sửa đổi để phù hợp với các luật mới ban hành gần đây.Quan trọng hơn, một số nội dung của Luậtcần được hoàn thiện thêm nhằm nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh theo yêu cầu của Chính phủ và nâng cao chất lượng tổ chức quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực của thông lệ tốt khu vực và quốc tế. Các khiếm khuyết cần khắc phục và các nội dung cần nâng cao chất lượng hơn nữa bao gồm như sau:
Một là, quá trình khởi sự kinh doanh và gia nhập thị trường hiện đang xếp hạng ở mức thấp so với một số quốc gia trong khu vực và thế giới, bao gồm 8 thủ tục và tổng thời gian thực hiện khoảng 17 ngày. Trong đó, một số thủ tục hành chính theo quy định của Luật Doanh nghiệp không còn cần thiết, tạo ra gánh nặng chi phí như: thủ tục thông báo mẫu dấu (Điều 44) hoặc thủ tục đăng ký kinh doanh (Điều 27) chưa hoàn toàn điện tử (vẫn phải nộp hồ sơ giấy) đã góp phần làm chậm quá trình gia nhập thị trường.
Hai là, một số quy định của Luật về quản trị doanh nghiệp chưa thực sự tạo thuận lợi cho cổ đông, nhà đầu tư thực hiện quyền của mình; ngược lại, tạo thêm rào cản hoặc bị cổ đông lớn và công ty lạm dụng, gây tổn hại đến lợi ích của cổ đông nhỏ. Cụ thể, Luật quy định một số yêu cầu, điều kiện gây khó khăn cho cổ đông tiếp cận thông tin về hoạt động công ty và thực hiện quyền quan trọng, như: triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông,khởi kiện người quản lý công ty trong trường hợp họ lạm dụng địa vị, quyền hạn gây thiệt hại cho công ty, cổ đông...Ngoài ra, một số quy định khác của Luật về quản trị doanh nghiệp cũng chưa phù hợp với thực tiễn, như: yêu cầu kiểm soát viên công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên đã có chứng chỉ hành nghề là yêu cầu cao hơn so với thực tế do số lượng kiểm toán viên, kế toán viên đã có chứng chỉ này là không nhiều. 
Ba là, quy định về tổ chức lại doanh nghiệp còn có một số bất cập, hạn chế, như: quy định về chia doanh nghiệp và tách doanh nghiệp không bao quát được hết các phương thức, các trường hợp chia, tách doanh nghiệp trên thực tế; dẫn đến hạn chế quyền, lựa chọn của doanh nghiệp trong tổ chức lại doanh nghiệp. Đồng thời, các quy định về hợp nhất, sáp nhập không còn tương thích với quy định mới của Luật Cạnh tranh năm 2018.
Bốn là, về tổ chức quản trị đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có phần vốn góp của Nhà nước.
Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ ở nước ta. Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 12-NQ/TW) đã chỉ rõ các quan điểm chỉ đạo: doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 2/10/2017 của Chính phủ cũng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu để quy định tại Luật Doanh nghiệp về nội dung này.
Do đó, các quy định về tổ chức quản trị của Luật Doanh nghiệp đối với doanh nghiệp mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và các doanh nghiệp mà Nhà nước có cổ phần hoặc phần vốn góp chi phối cũng cần được rà soát lại, bổ sung, sửa đổi nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 12-NQ/TW.
Năm là, về đăng ký và tổ chức hoạt động của hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh hiện nay được đăng ký và tổ chức hoạt động theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hướng dẫn thi hành khoản 2 Điều 212 Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đánh giá các quy định này đã cho thấy một số khiếm khuyết như: hộ kinh doanh không rõ ràng về địa vị pháp lý và trách nhiệm dân sự; quyền kinh doanh bị giới hạn trong phạm cấp quận, huyện; chỉ được sử dụng dưới 10 lao động... Chính hạn chế pháp lý này dẫn đến hộ kinh doanh không tận dụng và phát huy tối đa cơ hội kinh doanh; do đó, không phát huy hết được lợi ích và tiềm năng phát triển khu vực hộ kinh doanh.
Từ những phân tích nêu trên về bất cập, thay đổi của pháp luật có liên quan, thay đổi kinh tế xã hội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu chủ động cải cách mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh của nước ta, chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế đã cho thấy sự cần thiết phải sửa đổi Luật Doanh nghiệp.
II. BỐ CỤC CỦA LUẬT
Luật doanh nghiệp năm 2020 có 10 chương, 218 điều.
1. Chương I: Những quy định chung từ Điều 1 đến Điều 16 quy định phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; áp dụng Luật Doanh nghiệp và luật khác; giải thích từ ngữ; bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong doanh nghiệp; quyền của doanh nghiệp; nghĩa vụ của doanh nghiệp; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội; chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức; trách nhiệm của người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chứcvà các hành vi bị nghiêm cấm.
2. Chương II: Thành lập doanh nghiệp từ Điều 17 đến Điều 45 quy định quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp; hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp; hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân; hồ sơ đăng ký công ty hợp danh; hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn; hồ sơ đăng ký công ty cổ phần; nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; điều lệ công ty; danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần; trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp; đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp; cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp; tài sản góp vốn; chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn; định giá tài sản góp vốn; tên doanh nghiệp; những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp; tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp; tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh; tên trùng và tên gây nhầm lẫn; trụ sở chính của doanh nghiệp; dấu của doanh nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệpvà đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; thông báo địa điểm kinh doanh.\
3. Chương III: Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Mục 1: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên từ Điều 46 đến Điều 73 quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; sổ đăng ký thành viên; quyền của thành viên Hội đồng thành viên; nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên; mua lại phần vốn góp; chuyển nhượng phần vốn góp; xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt; cơ cấu tổ chức quản lý công ty; hội đồng thành viên; chủ tịch Hội đồng thành viên; triệu tập họp Hội đồng thành viên; điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên; nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; biên bản họp Hội đồng thành viên; thủ tục thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản; hiệu lực nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; giám đốc, Tổng giám đốc; tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc; ban kiểm soát, Kiểm soát viên; tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác; hợp đồng, giao dịch phải được Hội đồng thành viên chấp thuận; tăng, giảm vốn điều lệ; điều kiện để chia lợi nhuận; thu hồi phần vốn góp đã hoàn trả hoặc lợi nhuận đã chia; trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên; khởi kiện người quản lý và công bố thông tin.
- Mục 2: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ Điều 74 đến Điều 87 quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; góp vốn thành lập công ty; quyền của chủ sở hữu công ty; nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; thực hiện quyền của chủ sở hữu công ty trong một số trường hợp đặc biệt; cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu; hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; giám đốc, Tổng giám đốc; trách nhiệm của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác, Kiểm soát viên; tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của người quản lý công ty và Kiểm soát viên; cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu; hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quanvà tăng, giảm vốn điều lệ.
4. Chương IV: Doanh nghiệp Nhà nước từ Điều 88 đến Điều 110 quy định về doanh nghiệp nhà nước; áp dụng quy định đối với doanh nghiệp nhà nước; cơ cấu tổ chức quản lý; hội đồng thành viên; quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên; tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên; miễn nhiệm, cách chức thành viên Hội đồng thành viên; chủ tịch Hội đồng thành viên; quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên; trách nhiệm của Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên; chế độ làm việc, điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; giám đốc, Tổng giám đốc và Phó giám đốc, Phó Tổng giám đốc; tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc; miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty, Kế toán trưởng; ban kiểm soát, Kiểm soát viên; nghĩa vụ của Ban kiểm soát; quyền của Ban kiểm soát; chế độ làm việc của Ban kiểm soát; trách nhiệm của Kiểm soát viên; miễn nhiệm, cách chức Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên; công bố thông tin định kỳ và công bố thông tin bất thường.
5. Chương V: Công ty cổ phần từ Điều 111 đến Điều 176 quy định về công ty cổ phần; vốn của công ty cổ phần; thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp; các loại cổ phần; quyền của cổ đông phổ thông; cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức; cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại; nghĩa vụ của cổ đông; cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập; cổ phiếu; sổ đăng ký cổ đông; chào bán cổ phần; chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu; chào bán cổ phần riêng lẻ; bán cổ phần; chuyển nhượng cổ phần; chào bán trái phiếu riêng lẻ; trình tự, thủ tục chào bán và chuyển nhượng trái phiếu riêng lẻ; quyết định chào bán trái phiếu riêng lẻ; mua cổ phần, trái phiếu; mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông; mua lại cổ phần theo quyết định của công ty; điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại; trả cổ tức; thu hồi tiền thanh toán cổ phần được mua lại hoặc cổ tức; cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần; quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông; cuộc họp Đại hội đồng cổ đông; triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông; danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông; chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông; mời họp Đại hội đồng cổ đông; thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông; điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông; thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đônng; hình thức thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông; điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua; thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông; biên bản họp Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông; hiệu lực của nghị quyết Đại hội đồng cổ đông; hội đồng quản trị; nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị; cơ cấu tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị; chủ tịch Hội đồng quản trị; cuộc họp Hội đồng quản trị; biên bản họp Hội đồng quản trị; quyền được cung cấp thông tin của thành viên Hội đồng quản trị; miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị; Ủy ban kiểm toán; giám đốc, Tổng giám đốc công ty; tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc; công khai các lợi ích liên quan; trách nhiệm của người quản lý công ty; quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc; chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan; ban kiểm soát; tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên; quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát; quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát; tiền lương, thù lao, thưởng và lợi ích khác của Kiểm soát viên; trách nhiệm của Kiểm soát viên; miễn nhiệm, bãi nhiệm Kiểm soát viên; trình báo cáo hằng nămvà công khai thông tin.
6. Chương VI: Công ty hợp danh từ Điều 177 đến Điều187 quy định về công ty hợp danh; thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; tài sản của công ty hợp danh; hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh; quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh; hội đồng thành viên; triệu tập họp Hội đồng thành viên; điều hành kinh doanh của công ty hợp danh; chấm dứt tư cách thành viên hợp danh; tiếp nhận thành viên mới; quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn.
7. Chương VII: Danh nghiệp tư nhân Điều 188 đến Điều 193 quy định về doanh nghiệp tư nhân; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân; quản lý doanh nghiệp tư nhân; cho thuê doanh nghiệp tư nhân; bán doanh nghiệp tư nhânvà thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt
8. Chương VIII: Nhóm công ty từ Điều 194 đến Điều 197 quy định về tập đoàn kinh tế, tổng công ty; công ty mẹ, công ty con; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty convà báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con.
9. Chương IX: Tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp từ Điều 198 đến Điều 214 quy định về chia công ty; tách công ty; hợp nhất công ty; sáp nhập công ty; chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần; chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh; tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh; các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp; trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp; giải thể doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án; hồ sơ giải thể doanh nghiệp; các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanhvà phá sản doanh nghiệp.
10. Chương X: Điều khoản thi hành từ Điều 215 đến Điều 218 quy định về trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan đăng ký kinh doanh; điều khoản thi hànhvà quy định chuyển tiếp.
III. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT
1. Bỏ quy định về thông báo mẫu dấu doanh nghiệp trước khi sử dụng
Theo đó, Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về con dấu của doanh nghiệp như sau:
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Như vậy, so với quy định về con dấu tại Luật Doanh nghiệp 2014 thì Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định “Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.
2. Thêm đối tượng không được thành lập doanh nghiệp
Cụ thể, Luật Doanh nghiệp năm 2020 bổ sung thêm nhiều đối tượng không được phép thành lập, quản lý doanh nghiệp, gồm:
1. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
2. Công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp);
3. Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3. Rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh từ 2021
Khoản 1 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh. Cụ thể: Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Như vậy, thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh được rút ngắn từ chậm nhất 15 ngày xuống còn 03 ngày làm việc.
4. Bổ sung hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
So với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 yêu cầu hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn (Điều 21), công ty cổ phần (Điều 22) phải có bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật, tương tự như thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
5. Bổ sung quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết
So với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết như sau:
Cổ phần phổ thông được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết được gọi là cổ phần phổ thông cơ sở. Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có lợi ích kinh tế và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần phổ thông cơ sở, trừ quyền biểu quyết.
6. Quy định loại trừ trường hợp giải thể do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điểm d khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp bị thu hồi GCN đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.”
Quy định này bảo đảm tính đồng bộ với quy định của Luật Quản lý thuế.
Điểm g khoản 1 và khoản 2 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
"Điều 125. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
...
g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,...
2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước."
7. Thay đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước
Khái niệm doanh nghiệp nhà nước theo khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật này.
(Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ)
8. Doanh nghiệp nhà nước phải thành lập Ban Kiểm soát
Theo khoản 1 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
(Hiện hành, theo Luật Doanh nghiệp 2014: bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên).
9. Sửa đổi quy định xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
Cụ thể, so với quy định hiện hành, việc xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt được sửa đổi, bổ sung như sau:
- Trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện. (Hiện hành, được thực hiện thông qua người giám hộ).
- Trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định sau đây:
+ Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty; (Hiện hành, là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba...)
+ Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 6 Điều 53 thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.
- Bổ sung: Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của mình tại công ty.
- Bổ sung: Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc nhất định hoặc thành viên công ty là pháp nhân thương mại bị Tòa án cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của công ty thì thành viên đó không được hành nghề, làm công việc đã bị cấm tại công ty đó hoặc công ty tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án.
10. Sửa quy định về quyền của cổ đông phổ thông
 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty để có các quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 114 Luật này.
Tuy nhiên, theo Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền của cổ đông phổ thông quy định tại khoản 2 Điều 115 Luật này.
11. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh
Theo Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân, cụ thể:
1. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;
d) Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ quy định trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH.
12. Bỏ quy định "Báo cáo thay đổi thông tin của người quản lý doanh nghiệp"
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp phải báo cáo Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có thay đổi thông tin về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của những người sau đây:
- Thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
- Thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên;
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bãi bỏ quy định này.
13. Bổ sung thêm nghĩa vụ của cổ đông
Theo đó, bên cạnh việc kế thừa quy định về nghĩa vụ của cổ đông phổ thông tại Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm nội dung sau:
"Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật; chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác."
14. Bổ sung trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần
So với quy định hiện hành, Luật Doanh nghiệp 2020, bổ sung thêm trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần như sau:
Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2020 chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba.
15. Thêm trường hợp chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
Theo khoản 1 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp sau đây:
- Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
- Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Bị khai trừ khỏi công ty;
- Chấp hành hành phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
So với Luật Doanh nghiệp 2014, thêm trường hợp "có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi" và "chấp hành hành phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật".
16. Bổ sung quy định "thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt"
So với quy định hiện hành, Luật Doanh nghiệp 2020, bổ sung quy định "thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt" như sau:
- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.
- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được thực hiện thông qua người đại diện.
- Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân cho cá nhân, tổ chức khác.
17. Điều khoản thi hành
Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. và thay thế Luật Doanh nghiệp 2014.
Thay thế cụm từ “doanh nghiệp nhà nước” bằng cụm từ “doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ” quy định tại điểm m khoản 1 Điều 35 và điểm k khoản 1 Điều 37 của Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13; điểm a khoản 3 Điều 23 của Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14; điểm b khoản 2 Điều 74 của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 45/2019/QH14; điểm a khoản 2 Điều 43 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 50/2019/QH14; Điều 19 của Luật Tố cáo số 25/2018/QH14; các điều 3, 20, 30, 34, 39 và 61 của Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14.
18. Điều khoản chuyển tiếp
Các công ty không có cổ phần hoặc phần vốn góp do Nhà nước nắm giữ thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01/7/2015 không phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 195 của Luật Doanh nghiệp 2020 nhưng không được tăng tỷ lệ sở hữu chéo.
Đối tượng là người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện theo ủy quyền mà không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm b khoản 5 Điều 14, khoản 3 Điều 64, khoản 3 Điều 93, khoản 3 Điều 101, các điểm a, b và c khoản 3 Điều 103, điểm d khoản 1 Điều 155, điểm b khoản 5 Điều 162 và khoản 2 Điều 169 của Luật Doanh nghiệp 2020 được tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đến hết thời gian còn lại của nhiệm kỳ.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
LUẬT ĐẦU TƯ NĂM 2020
 
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT
Trong thời gian qua, Quốc hội đã ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung nhiều đạo luật quan trọng nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 trong đó có Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và một số Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Các đạo luật này đã góp phần xóa bỏ rào cản trong hoạt động đầu tư, kinh doanh không phù hợp với kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. 
Bên cạnh kết quả đạt được, thực tiễn thi hành Luật Đầu tư trong những năm qua đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa một số quy định của các Luật này bởi những lý do sau đây:
Một là, Luật Đầu tư cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh; đáp ứng yêu cầu huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển.  
- Quá trình thực hiện Luật Đầu tư và một số Luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh trong thời gian qua cho thấy còn một số nội dung chưa được quy định thống nhất, đồng bộ giữa các Luật, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, môi trường.... Sự trùng lặp, chồng chéo trong các quy định về vấn đề này giữa các Luật đã và đang gây nhiều khó khăn cho cả nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý trong việc triển khai hoạt động đầu tư, kinh doanh cũng như công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động này. 
- Một số nội dung của Luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chưa được quy định đầy đủ, chưa có cơ chế kiểm soát, giám sát chặt chẽ việc đề xuất sửa đổi, bổ sung các ngành, nghề này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm thực thi nhất quán quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.  
- Các hình thức đầu tư chậm được đổi mới, chưa thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của các mô hình, phương thức tổ chức kinh doanh mới trong bối cảnh Cánh mạng công nghiệp lần thứ 4.  
- Các lĩnh vực, ngành, nghề ưu đãi, hỗ trợ đầu tư còn dàn trải; hình thức, tiêu chí, điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư thiếu tính linh hoạt, chưa thật sự hướng mạnh vào việc thu hút các nguồn lực đầu tư nhằm cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên sáng tạo và đổi mới công nghệ, đồng thời thúc đẩy liên kết giữa các ngành, vùng, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ... 
- Các quy định của Luật về thẩm quyền, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; thủ tục thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, điều chỉnh, tạm ngừng, giãn tiến độ, chấm dứt dự án đầu tư… còn một số nội dung thiếu tính khả thi, hợp lý và đồng bộ với các Luật có liên quan. Luật cũng chưa có quy định hợp lý về phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư kinh doanh. 
- Các quy định về ngành, nghề cấm đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện chưa được cập nhật, hệ thống hóa để bảo đảm tính minh bạch và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động này; hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và triển khai hoạt động đầu tư ở nước ngoài còn phức tạp, thiếu tính khả thi và hợp lý.
Hai là, bên cạnh những thành tựu quan trọng, việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) trong thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập và những vấn đề mới phát sinh, đòi hỏi  phải có quan điểm, định hướng và giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút nguồn vốn này cũng như công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Nghị quyết số 50/NQ-TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 (sau đây gọi là Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị) đã đánh giá toàn diện tình hình thu hút, sử dụng nguồn vốn ĐTNN hơn 30 năm qua, trong đó đã chỉ rõ những hạn chế, bất cập trong hoạt động thu hút nguồn vốn này, như: chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ĐTNN còn hạn chế; mất cân đối trong thu hút và sử dụng vốn ĐTNN; tính liên kết giữa khu vực ĐTNN với khu vực kinh tế trong nước chưa chặt chẽ; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ĐTNN còn hạn chế; quy trình, thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi, chấm dứt hoạt động của dự án ĐTNN chưa bảo đảm chặt chẽ; công tác quản lý, triển khai dự án đầu tư còn nhiều bất cập; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động ĐTNN chưa thực sự phát huy hiệu quả...  
Bên cạnh đó, đã xuất hiện một số hiện tượng tiêu cực và vấn đề mới phát sinh trong hoạt động của các dự án ĐTNN (như tình trạng chuyển giá, trốn thuế, sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên, đầu tư ''chui", "núp bóng" thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam...).Trong bối cảnh đó, Luật Đầu tư cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện công cụ cần thiết để bảo đảm, thu hút nhà đầu tư thật sự có năng lực để thực hiện dự án đầu tư có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sử dụng hiệu quả các nguồn lực về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, lao động, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường và xử lý những bất cập nêu trên.
Ba là, Luật Đầu tư cần được tiếp tục hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết hội nhập, góp phần cải thiện, nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư, kinh doanh.
Việc Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với phạm vi, mức độ cam kết cao hơn về mở cửa thị trường và tự do hóa đầu tư, thương mại  cũng đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách, trong đó có Luật Đầu tư nhằm bảo đảm thực hiệncam kết hội nhập.
Đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp cũng mong muốn sửa đổi toàn diện Luật Đầu tư nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa cho việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Một số vấn đề lớn mà các doanh nghiệp kỳ vọng có bước đột phá hơn trong Luật này là: tiếp tục bảo đảm quyền tự do, bình đẳng của doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư kinh doanh; cải cách, đơn giản hóa hơn nữa thủ tục thực hiện dự án đầu tư... 
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT
1. Bổ sung quy định về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. 
Một trong những điểm quan trọng của Luật Đầu tư năm 2020 là đã ban hành quy định về việc tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã công bố Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo hướng “chọn - bỏ”. Danh mục này bao gồm: ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường và ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. 
Trường hợp các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi hơn điều kiện quy định tại Danh mục ban hành theo quy định mới thì được tiếp tục áp dụng điều kiện theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp. 
Ngoài ra, căn cứ nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường được xác định dựa trên:
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
- Hình thức đầu tư;
- Phạm vi hoạt động đầu tư;
- Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
- Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Việc bổ sung quy định này là phù hợp mục tiêu định hướng phát triển kinh tế đất nước, giúp nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiếp cận thị trường Việt Nam, bảo đảm thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc.
2. Bổ sung quy định về ưu đãi đầu tư
Luật Đầu tư 2020 đã bổ sung thêm hình thức ưu đãi đầu tư khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế đồng thời mở rộng đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư từ 05 nhóm lên 07 nhóm, trong từng nhóm cũng bổ sung thêm đối tượng. Hai nhóm đối tượng được bổ sung mới đó là:
- Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;
- Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Về hệ thống ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
- Dịch vụ đòi nợ thuê chính thức bị khai trừ khỏi Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được chuyển vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Luật cũng quy định điều khoản chuyển tiếp là các hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (01/01/2021) chấm dứt hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành; các bên tham gia giao dịch được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
        - 24 ngành, nghề kinh doanh bị bãi bỏ khỏi Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhằm xóa bỏ rào cản kinh doanh, bảo đảo quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, đáng chú ý như:
- Hoạt động dịch vụ của tổ chức trọng tài thương mại;
- Nhượng quyền thương mại;
- Kinh doanh dịch vụ Logistic;
- Kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển;
- Kinh doanh dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản;
- Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm HIV;
- Kinh doanh dịch vụ hỗ trợ sinh sản, lưu giữ tinh trùng, lưu giữ phôi;
- Kinh doanh dịch vụ xét nghiệm vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm;
- Kinh doanh dịch vụ tiêm chủng;
- Kinh doanh dịch vụ điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
- Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ;
- Kinh doanh dịch vụ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ...
Ngoài ra, luật bổ sung 8 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và sửa đổi 14 ngành, nghề có điều kiện.
  Như vậy, tính đến ngày 01/01/2021 hệ thống ngành, nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm 227 ngành nghề. 
4. Bổ sung nhiều ngành nghề ưu đãi đầu tư
Khoản 1 Điều 16 Luật Đầu tư năm 2020 quy định ngành, nghề ưu đãi đầu tư bao gồm:
a) Hoạt động công nghệ cao, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
b) Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên, sản phẩm tiết kiệm năng lượng;
c) Sản xuất sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí trọng điểm, máy nông nghiệp, ô tô, phụ tùng ô tô; đóng tàu;
d) Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;
đ) Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số;
e) Nuôi trồng, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối; khai thác hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá; sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, sản phẩm công nghệ sinh học;
g) Thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải;
h) Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các đô thị;
i) Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học;
k) Khám bệnh, chữa bệnh; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bảo quản thuốc; nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học để sản xuất các loại thuốc mới; sản xuất trang thiết bị y tế;
l) Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
m) Đầu tư trung tâm lão khoa, tâm thần, điều trị bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam; trung tâm chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang không nơi nương tựa;
n) Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
o) Sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành.
Như vậy so với Luật Đầu tư năm 2014, các ngành nghề ưu đãi đầu tư được bổ sung bao gồm:
- Sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
- Giáo dục đại học
- Bảo quản thuốc, sản xuất trang thiết bị y tế;
- Sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành.
5. Bổ sung quy định về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đặc biệt
Chính phủ quyết định áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt nhằm khuyến khích phát triển một số dự án đầu tư có tác động lớn đến kinh tế - xã hội, gồm:
Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới đó) các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.
Mức ưu đãi và thời hạn áp dụng ưu đãi đặc biệt thực hiện theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về đất đai.
6. Có 04 trường hợp không phải bảo đảm thực hiện dự án đầu tư
Nhà đầu tư phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ 04 trường hợp sau đây:
Nhà đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
Nhà đầu tư trúng đấu thầu thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất;
Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên cơ sở nhận chuyển nhượng dự án đầu tư đã thực hiện ký quỹ hoặc đã hoàn thành việc góp vốn, huy động vốn theo tiến độ quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trên cơ sở nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất khác.
7. Sửa đổi, bổ sung đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
Theo Luật Đầu tư năm 2020, đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư gồm:
- Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này;
- Dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này;
- Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời có một trong các tiêu chí sau: có tổng doanh thu tối thiểu đạt 10.000 tỷ đồng mỗi năm trong thời gian chậm nhất sau 03 năm kể từ năm có doanh thu hoặc sử dụng trên 3.000 lao động;
- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên; dự án đầu tư sử dụng lao động là người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
- Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ; dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, pháp luật về khoa học và công nghệ; doanh nghiệp sản xuất, cung cấp công nghệ, thiết bị, sản phẩm và dịch vụ phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển;
- Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
8. Sẽ có dự án đầu tư không được phép gia hạn thời hạn hoạt động
 Khi hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án đầu tư và đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật thì được xem xét gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nhưng không quá thời hạn tối đa là 70 năm, trừ các dự án:
Dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên;
Dự án đầu tư thuộc trường hợp nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho Nhà nước Việt Nam hoặc bên Việt Nam.
9. Bổ sung quy định về ngành nghề cầm đầu tư ra nước ngoài và ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện
Từ ngày 01/01/2021, nhà đầu tư Việt Nam sẽ không được phép đầu tư ra nước ngoài các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan; ngành nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương và các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Ngoài ra, luật cũng nêu rõ các ngành nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện là ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình và kinh doanh bất động sản.
III. ĐIỂU KHOẢN THI HÀNH VÀ QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP
1. Điều khoản thi hành
Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, trừ quy định tại khoản 3 Điều 75 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2020.
Luật Đầu tư số 67/2014/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 42/2019/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ Điều 75 của Luật Đầu tư số 67/2014/QH14.
Cá nhân là công dân Việt Nam được sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho bản sao Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu và các giấy tờ chứng thực cá nhân khác khi thực hiện thủ tục hành chính quy định tại Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp trong trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu đến quy định về quyết định phê duyệt dự án, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì thực hiện theo quy định về chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
2. Quy định chuyển tiếp
Nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.
Nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2020 đối với dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở, đô thị và xây dựng trước ngày Luật Đầu tư năm 2020có hiệu lực thi hành;
b) Dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, nhà ở, đô thị, xây dựng và nhà đầu tư đã triển khai thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật trước ngày Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành;
c) Nhà đầu tư đã trúng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, trúng đấu giá quyền sử dụng đất trước ngày Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành;
d) Dự án được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành.
Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 77 và nội dung điều chỉnh thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2020thì phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
Dự án đầu tư đã thực hiện hoặc được chấp thuận, cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 mà thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 thì không phải ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ. Trường hợp nhà đầu tư điều chỉnh mục tiêu, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, chuyển mục đích sử dụng đất sau khi Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực thì phải thực hiện ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký kết trước ngày Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ ngày Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi hơn điều kiện quy định tại Danh mục ban hành theo quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư năm 2020 thì được tiếp tục áp dụng điều kiện theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.
Quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Đầu tư năm 2020 áp dụng đối với cả các dự án đầu tư được bàn giao đất trước ngày Luật Đầu tư năm 2020có hiệu lực thi hành và các dự án đầu tư chưa được bàn giao đất.
Trường hợp pháp luật quy định thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, nhưng dự án đầu tư không thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 thì nhà đầu tư không phải nộp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đối với địa phương gặp khó khăn trong bố trí quỹ đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu công nghiệp (đối với các khu công nghiệp thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2014) để dành một phần diện tích đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp.
Phần diện tích đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp sau khi điều chỉnh quy hoạch phải nằm ngoài phạm vi ranh giới địa lý của khu công nghiệp và bảo đảm khoảng cách an toàn môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc chuyển tiếp đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định sau đây:
a) Quy định về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư ra nước ngoài tại Giấy phép, Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đã được cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 thì hết hiệu lực;
b) Nhà đầu tư được cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để thực hiện đầu tư ra nước ngoài thuộc ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện theo quy định của Luật này thì được tiếp tục thực hiện theo Giấy phép, Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã được cấp.
Kể từ ngày Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành, hồ sơ hợp lệ đã tiếp nhận và quá thời hạn giải quyết nhưng chưa trả kết quả theo quy định của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 42/2019/QH14 thì tiếp tục áp dụng theo quy định của Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 90/2015/QH13, Luật số 03/2016/QH14, Luật số 04/2017/QH14, Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 42/2019/QH14.
 
 
 
 
 
LUẬT ĐẦU TƯ THEO PHƯƠNG THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ
 
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT 
1. Tổng quan về tình hình thực hiện chương trình đối tác công tư (PPP)
Tại Việt Nam, mô hình đầu tư theo phương thức đối tác công tư bắt đầu được thực hiện từ năm 1997 khi Chính phủ ban hành Nghị định 77-CP về quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT áp dụng cho đầu tư trong nước. Qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi để từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế, hiện hoạt động PPP và nội dung lựa chọn nhà đầu tư PPP được quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và Luật Đấu thầu, Nghị định số 30/2015/NĐ-CP. Riêng nội dung sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hợp đồng BT, trước đây được thực hiện theo Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg ngày 26/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ và hiện nay được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2019/NĐ-CP ngày 15/8/2019hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Theo số liệu tại Báo cáo số 25/BC-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về tổng kết tình hình thực hiện dự án PPP, tính đến nay đã có 336 dự án PPP đã ký kết hợp đồng (trong đó, 140 dự án theo hợp đồng BOT, 188 dự án theo hợp đồng BT và 08 dự án được áp dụng các loại hợp đồng khác). Thông qua đó, huy động được khoảng 1.609.295 tỷ đồng vào đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia. Cụ thể: (i) Lĩnh vực giao thông có 220 dự án bao gồm 118 dự án BOT với tổng vốn đầu tư khoảng 279.367 tỷ đồng, 99 dự án BT với tổng vốn đầu tư khoảng 117.421 tỷ đồng, 03 dự án theo hình thức khác; (ii) Lĩnh vực năng lượng (xây dựng nhà máy điện) có 18 dự án BOT với tổng vốn đầu tư khoảng 857.209 tỷ đồng; (iii) Lĩnh vực phát triển hạ tầng Khu công nghiệp, Khu kinh tế có 03 dự án BT với tổng vốn đầu tư 162,645 tỷ đồng, 02 dự án BOT với tổng vốn đầu tư 27.860,6 tỷ đồng; (iv) Lĩnh vực giáo dục có 06 dự án BT với tổng vốn đầu tư là 1.284,68 tỷ đồng; (v) Lĩnh vực văn hóa, thể thao có 10 dự án BT và 01 dự án BOT với tổng vốn đầu tư là 4.632,148 tỷ đồng; (vi) Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật (xây dựng nhà ở tái định cư, hạ tầng ký túc xá...) có 32 dự án; lĩnh vực xây dựng trụ sở làm việc có 20 dự án và các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, y tế, du lịch được các Bộ, ngành, địa phương báo cáo là vẫn trong giai đoạn nghiên cứu, chưa có dự án đi vào vận hành, khai thác. 
Những dự án PPP trong thời qua đã góp phần tích cực hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, hạ tầng đô thị, xử lý nước thải, rác thải..., kịp thời giải quyết các nhu cầu bức xúc về dịch vụ công của người dân và nhu cầu cấp bách về cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kích cầu đối với sản xuất trong nước. Các yếu tố này đã góp phần tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thì năm 2017, chất lượng cơ sở hạ tầng tổng thể của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 79, tăng 02 bậc so với năm 2014 (xếp thứ 81), tăng 16 bậc so với năm 2012 (xếp thứ 95), tăng 44 bậc so với năm 2010 (xếp thứ 123). 
Bên cạnh các kết quả đạt được, thực tiễn cho thấy việc triển khai còn một số tồn tại, bất cập. Tính đến thời điểm hiện nay, các dự án BOT giao thông đang trong quá trình thực hiện hợp đồng (đã xong giai đoạn xây dựng, đang vận hành, kinh doanh) đều được triển khai theo quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 của Chính phủ. Thông qua các báo cáo thanh tra, kiểm toán đối với các dự án này và đặc biệt là Báo cáo số 197/BC-UBTVQH14 ngày 23/10/2017 của UBTVQH về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, một số bất cập của các dự án BOT thực hiện theo Nghị định số 108/2009/NĐ-CP được tổng hợp như sau:
- Công tác lựa chọn, lập, thẩm định dự án PPP chưa được được quan tâm để thực hiện bài bản, chặt chẽ, chuyên môn, chuyên nghiệp; phần lớn vẫn còn tư duy nóng vội, muốn sớm có nhà đầu tư, có công trình.Công tác công bố dự án, danh mục dự án chưa được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch.
- Nhiều dự án trước đây phần lớn được thực thiện theo đề xuất của nhà đầu tư, phía cơ quan nhà nước chưa chủ động nghiên cứu, lập dự án tốt. Việc lựa chọn nhà đầu tư chủ yếu thông qua chỉ định thầu, chưa đảm tính cạnh tranh, minh bạch (chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện hoặc chỉ có một nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển).
- Công tác giám sát trong quá trình thực hiện hợp đồng còn lỏng lẻo.
- Bất cập về mức phí, vị trí đặt trạm thu phí, thời gian thu phí. 
- Người dân không có sự lựa chọn đối với các tuyến đường độc đạo, tuyến đường chỉ nâng cấp, cải tạo.
- Chưa rõ ràng về cơ chế minh bạch thông tin cơ bản của hợp đồng PPP được ký kết; bên cạnh đó, chế tài xử lý vi phạm của nhà đầu tư cũng như cơ quan có liên quan phía nhà nước còn thiếu, chưa chặt chẽ.
- Thiếu quy định về vai trò, trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, cụ thể về cơ chế chính sách chia sẻ rủi ro, giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia thực hiện dự án. 
- Thiếu quy định về trình tự, hình thức tham vấn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chính quyền địa phương với các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự án; thiếu quy định để người sử dụng dịch vụ phản hồi việc cung cấp dịch vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước.  
Đối với các dự án BT thanh toán bằng quỹ đất cũng đã bộc lộ một số bất cập (tương tự như các dự án BOT) về công tác công bố dự án, lạm dụng chỉ định thầu, công tác giám sát lỏng lẻo... Ngoài ra, công tác xác định giá trị quỹ đất để thanh toán còn nhiều hạn chế, dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa giá trị công trình BT và giá trị quỹ đất thanh toán, chênh lệch giữa giá đền bù, giá công bố của chính quyền địa phương và giá bán của nhà đầu tư gây bức xúc trong xã hội. 
Từ các bài học thực tiễn và nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế triển khai các dự án PPP, Chính phủ đã lần lượt ban hành các Nghị định số 15/2015/NĐ-CP (thay thế Nghị định 108/2009/NĐ-CP), Nghị định số 63/2018/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 15/2015/NĐ-CP) và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP, cụ thể: quy định chi tiết, chặt chẽ về trình tự chuẩn bị dự án (lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo khả thi); quy định chặt chẽ về công khai thông tin dự án, trong đó nhấn mạnh công tác tham vấn ý kiến cộng đồng (thông qua một số tổ chức, nhóm đối tượng chịu tác động) trong giai đoạn chuẩn bị dự án và việc công khai thông tin cơ bản của hợp đồng sau khi ký kết; quy định hạn chế các trường hợp được áp dụng chỉ định nhà đầu tư (được khắc phục từ Luật Đấu thầu năm 2013 và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP). Đối với dự án BT, bổ sung một số quy định chặt chẽ hơn như: chỉ được tổ chức lựa chọn nhà đầu tư sau bước thiết kế và dự toán (bảo đảm giá trị công trình BT được chính xác nhất), quỹ đất dự kiến thanh toán phải được lập quy hoạch tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/500 (nếu có) trước khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi... 
Đặc biệt đối với các dự án BOT giao thông, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14 ngày 21/10/2017Chính phủ đã nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở, qua đó đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức cho tới cách thức tổ chức thực hiện cũng như góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng dự án Luật PPP. Chính phủ đã có Báo cáo số 297/BC-CP ngày 19/7/2019 báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triển khai Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14.
2. Sự cần thiết ban hành Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 
Từ thực tiễn triển khai nêu trên cho thấy việc thực hiện chương trình PPP trong những năm qua đã đạt được các kết quả đáng ghi nhận; những tồn tại, hạn chế và bài học rút ra là rất quý báu để làm cơ sở xây dựng khung pháp lý cao hơn về PPP. Trên cơ sở đó, quy định về PPP cần phải được tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp ở cấp luật bởi các lý do sau đây:
Thứ nhất, quy định chi tiết cho hoạt động PPP hiện nay mới chỉ dừng ở cấp nghị định, chịu sự điều chỉnh của nhiều Luật khác nhau như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Quản lý nợ công... Khung pháp lý ở cấp nghị định sẽ không ổn định, liên tục phải điều chỉnh, gây nhiều bất lợi cho cả phía nhà nước và doanh nghiệp khi thực hiện các dự án PPP có quy mô đầu tư lớn, dài hạn. Bên cạnh đó, các Nghị định về PPP phải tuân thủ quy định tại các Luật điều chỉnh - được xây dựng hướng tới chủ yếu các dự án đầu tư công hoặc đầu tư tư nhân thuần túy, chưa phản ánh đầy đủ bản chất của mối quan hệ đối tác công và tư dẫn đến quá trình triển khai dự án PPP còn nhiều khó khăn, bất cập. Trong khi đó, việc thay đổi quy định tại các Luật nêu trên hoặc các Nghị định  đều có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến việc tuân thủ hợp đồng dự án PPP. Trong bối cảnh này, việc ban hành một đạo luật riêng để bảo đảm tính đặc thù của đầu tư PPP, tránh tình trạng “vay mượn” quy định của các pháp luật khác trong quá trình áp dụng là cần thiết.
Thứ hai, cần có khung pháp lý ổn định cho các hợp đồng PPP dài hạn, nhiều rủi ro, đầu tư quy mô lớn. Hiện quy định về PPP tại nước ta được các nhà đầu tư đánh giá là có tính ổn định chưa cao. Hợp đồng dự án PPP thường kéo dài từ 20 – 30 năm. Nhà đầu tư cũng như các bên cho vay thường yêu cầu tính bền vững của các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng. Do vậy, rủi ro khi chính sách thay đổi là hiện hữu đối với nhà đầu tư, dẫn tới việc nhiều nhà đầu tưyêu cầu một mức lợi nhuận cao hơn hoặc yêu cầu Chính phủ cam kết nhiều hơn, thời gian thu hồi vốn dài hơn nhằm phòng ngừa những rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu. Điều này gián tiếp làm tăng chi phí của bản thân dự án, chi phí xã hội để thực hiện dự án PPP (thời gian thu phí kéo dài, mức phí cao ảnh hưởng tới người dân sử dụng dịch vụ) cũng như chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư quốc tế do cam kết từ khu vực công còn thấp. 
Bên cạnh đó, việc xây dựng khung pháp lý với hiệu lực cao hơn (cấp Luật) góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện dự án, khắc phục được các tồn tại, bất cập do khâu thực thi trong bối cảnh thiếu chế tài đối với hành vi vi phạm. 
Thứ ba, hiện nay khung pháp lý còn thiếu các cơ chế tổng thể bao gồm các hình thức hỗ trợ, ưu đãi và bảo đảm đầu tư từ phía Nhà nước cho nhà đầu tư PPP để tăng tính hấp dẫn của dự án cũng như bảo đảm việc thực hiện dự án thành công. Quy định hiện hành tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP đã đề cập đến vốn góp của Nhà nước, được xem là công cụ hỗ trợ trong giai đoạn xây dựng nhằm tăng tính khả thi cho dự án; tuy nhiên trên thực tế, trừ các dự án quan trọng được Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế riêng, chưa có dự án PPP nào được bố trí phần vốn này trong kế hoạch đầu tư công trung hạn bởi nguồn vốn đầu tư công rất hạn hẹp và trình tự, thủ tục cân đối, bố trí vốn cũng chưa phù hợp với đặc thù dự án PPP. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai các dự án nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế và một số nhà đầu tư quan tâm đều đề cập việc thiếu hụt công cụ bảo đảm, bảo lãnh trong chính sách hiện nay. Các nội dung nêu trên đều không thể quy định ở cấp Nghị định của Chính phủ do vướng các Luật như Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công. 
Với các nội dung được phân tích trên, việc xây dựng Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
II. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT
1. Bố cục
Luật gồm 11 chương và 101 điều
- Chương I: Những quy định chung từ Điều 1 đến Điều  11 quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; lĩnh vực đầu tư, quy mô và phân loại dự án PPP; cơ quan có thẩm quyền và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP; Hội đồng thẩm định dự án PPP; nguyên tắc quản lý đầu tư theo phương thức PPP; nội dung quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP; công khai, minh bạch trong đầu tư theo phương thức PPP; các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP và quy trình dự án PPP.
- Chương II: Chuẩn bị dự án PPP từ Điều 12 đến Điều 27 quy định  về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP; trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP; lựa chọn dự án và lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP; thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP; hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP; nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP; điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP; nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP; hồ sơ, nội dung thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP; thẩm quyền phê duyệt dự án PPP; hồ sơ đề nghị phê duyệt dự án PPP; nội dung quyết định phê duyệt dự án PPP; điều chỉnh dự án PPP; công bố thông tin dự án PPP; điều kiện đối với dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất và trình tự chuẩn bị dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất.
- Chương III: Lựa chọn nhà đầu tư từ Điều 28 đến Điều 43 quy định về quy trình lựa chọn nhà đầu tư; tư cách hợp lệ của nhà đầu tư; bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư; lựa chọn nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư quốc tế; ngôn ngữ sử dụng trong lựa chọn nhà đầu tư; bảo đảm dự thầu; hủy thầu; trách nhiệm của bên mời thầu trong quá trình lụa chọn nhà đầu tư; xử lý tình huống lựa chọn nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án; đấu thầu rộng rãi; đàm phán cạnh tranh; chỉ định nhà đầu tư; lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt; phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu; xét duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
-  Chương IV: Thành lập, hoạt động của doanh nghiệp dự án PPP từ Điều 44 đến Điều 55 quy định về hợp đồng dự án PPP thành lập và hoạt động của doanh nghiệp dự án PPP; phân loại hợp đồng dự án PPP; hồ sơ hợp đồng dự án PPP; nội dung cơ bản của hợp đồng dự án PPP; bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án PPP; ký kết hợp đồng dự án PPP; sửa đổi hợp đồng dự án PPP; chấm dứt hợp đồng dự án PPP; quyền của bên cho vay; chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án PPP; pháp luật điều chỉnh hợp đồng dự án PPP.
- Chương V: Triển khai thực hiện hợp đồng dự án PPP từ Điều 56 đến Điều 68quy định về chuẩn bị mặt bằng xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở và dự toán; lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án PPP; quản lý, giám sát chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; quyết toán vốn đầu tư công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; quản lý dự án PPP; điều kiện vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công; giám sát chất lượng sản phẩm, dịch vụ công; chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và thanh lý hợp đồng dự án PPP.
- Chương VI: Nguồn vốn thực hiện dự án PPP từ Điều 69 đến Điều 78 quy định về sử dụng vốn nhà nước trong dự án PPP; vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; vốn nhà nước thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; vốn nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công trình tạm; chi phí của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, đơn vị chuẩn bị dự án PPP, bên mời thầu, Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP; lập kế hoạch vốn đầu tư công sử dụng trong dự án PPP; lập dự toán nguồn vốn chi thường xuyên và nguồn thu hợp pháp dành để chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; thu xếp tài chính thực hiện dự án PPP; góp vốn chủ sở hữu và phát hành trái phiếu của doanh nghiệp dự án PPP.
- Chương VII: Ư đãi bảo đảm đầu tư từ Điều 79 đến Điều 82 quy định về ưu đãi đầu tư; bảo đảm đầu tư; bảo đảm cân đối ngoại tệ đối với dự án PPP quan trọng và cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu.
- Chương VIII: Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước và giám sát hoạt động đầu tư theo phương thức PPP từ Điều 83 đến Điều 88 quy định về kiểm tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP; thanh tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP; kiểm toán nhà nước trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP; giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP; nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP; giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cộng đồng.
- Chương IX: Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong đầu tư theo phương thức PPP từ Điều 89 đến Điều 94quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính; nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác; nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền.
- Chương X: Giải quyết kiến nghị, tranh chấp và xử lý vi phạm từ Điều 95 đến Điều 98quy định về giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư; quy trình giải quyết kiến nghị trong lựa chọn nhà đầu tư; giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm trong đầu tư theo phương thức PPP.
- Chương XI: Điều khoản thi hành từ 99 đến Điều 101quy định về sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan; hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp.
2. Nội dung cơ bản của Luật
a) Chỉ 5 lĩnh vực được đầu tư theo phương thức PPP
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là phương thức đầu tư trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công mà Nhà nước có trách nhiệm cung cấp.
Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư liệt kê các lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
- Giao thông;
- Lưới điện, nhà máy điện;
- Thủy lợi, cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải;
- Y tế, giáo dục - đào tạo;
- Hạ tầng công nghệ thông tin.
Trong đó, quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP đối với từng lĩnh vực như sau:
- Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải; lưới điện; thủy lợi, cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải, xử lý chất thải và hạ tầng công nghệ thông tin; trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng;
- Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực Y tế, giáo dục - đào tạo.
- Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu tại điểm a và điểm b khoản này không áp dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M.
Về phân loại dự án PPP và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư:
Dự án PPP được phân loại theo thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư bao gồm:
- Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;
- Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;
- Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
- Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư là cấp quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.
b) Về Hội đồng thẩm định dự án PPP
Điều 6 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định Hội đồng thẩm định dự án PPP bao gồm 3 cấp, cụ thể:
1. Hội đồng thẩm định dự án PPP bao gồm:
a) Hội đồng thẩm định nhà nước thực hiện nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
b) Hội đồng thẩm định liên ngành thực hiện nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
c) Hội đồng thẩm định cấp cơ sở thực hiện nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, trừ trường hợp nhiệm vụ thẩm định được giao cho đơn vị trực thuộc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định dự án PPP quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Căn cứ quy mô, tính chất dự án, Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc giao một đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP.
4. Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ thẩm định được thuê tư vấn hỗ trợ.
c) Thông tin dự án phải công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
Để đảm bảo tính công khai, minh bạch trong đầu tư theo phương thức PPP, Điều 9 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tưquy định một số thông tin phải được công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
- Thông tin về quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án PPP;
- Thông tin về lựa chọn nhà đầu tư bao gồm: thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
- Thông tin về nhà đầu tư được lựa chọn, doanh nghiệp dự án PPP;
- Nội dung chính của hợp đồng dự án PPP bao gồm: tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn trong dự án; loại hợp đồng; thời hạn thực hiện dự án; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công; hình thức và địa điểm thu giá, phí (nếu có) và các thông tin cần thiết khác;
- Giá trị quyết toán vốn đầu tư công trong dự án PPP trong trường hợp có sử dụng vốn đầu tư công;
- Văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP;
- Cơ sở dữ liệu về nhà đầu tư;
- Thông tin giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, xử lý vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
Ngoài việc công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, các thông tin về về quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án PPP;về lựa chọn nhà đầu tư; về nhà đầu tư được lựa chọn, doanh nghiệp dự án PPP và nội dung chính của hợp đồng dự án PPP bao gồmphải được công bố trên trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, các thông tin quy định trên này được khuyến khích đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
d) 12 hành vi bị cấm trong đầu tư theo phương thức PPP
Điều 10 Luật quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư theo phương thức PPP gồm:
1. Quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn nhà nước trong dự án PPP đối với dự án có yêu cầu sử dụng vốn nhà nước; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật này.
2. Phê duyệt dự án PPP khi chưa có chủ trương đầu tư; không phù hợp với chủ trương đầu tư; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
3. Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà đầu tư dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án PPP gây thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích của công dân và của cộng đồng.
4. Không bảo đảm công bằng, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Tham dự thầu với tư cách là nhà đầu tư đối với dự án do mình làm bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng;
b) Tham gia lập đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với cùng một dự án;
c) Là cá nhân thuộc bên mời thầu, cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng mà trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc là người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu đối với dự án do bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột đứng tên tham dự thầu hoặc là người đại diện hợp pháp của nhà đầu tư tham dự thầu;
d) Đứng tên tham dự thầu dự án do cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày không làm việc tại cơ quan, tổ chức đó.
5. Tiết lộ, tiếp nhận tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà đầu tư:
a) Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành theo quy định, trừ trường hợp dự án phải tổ chức khảo sát thị trường, tham vấn trước nhà đầu tư để lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu;
b) Nội dung hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trước khi được công khai theo quy định;
c) Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư được xác định chứa bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
6. Thông thầu bao gồm các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;
b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu.
7. Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ không đúng quy định của Luật này và hợp đồng dự án PPP.
8. Dừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ngoài trường hợp quy định tại hợp đồng dự án PPP.
9. Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn nhà nước trong dự án PPP; can thiệp bất hợp pháp vào quy trình dự án PPP.
11. Gian lận trong hoạt động đầu tư theo phương thức PPP, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt dự án PPP, lựa chọn nhà đầu tư, triển khai thực hiện dự án PPP nhằm thu lợi bất chính hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ nào;
b) Cố ý cung cấp thông tin không trung thực, không khách quan làm sai lệch chủ trương đầu tư, dự án PPP được phê duyệt, kết quả lựa chọn nhà đầu tư, kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, kết quả quyết toán vốn đầu tư công, thanh lý hợp đồng dự án PPP;
c) Cố ý cung cấp thông tin không trung thực, không khách quan làm sai lệch số liệu về doanh thu của dự án PPP nhằm thu lợi bất chính.
12. Cản trở việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP.
e) Luật hóa mục đích sử dụng vốn
Về vốn nhà nước trong dự án PPP, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tưquy định cụ thể mục đích sử dụng, phương thức quản lý vốn nhà nước trong dự án PPP. Trong đó, với phần vốn nhà nước sử dụng để hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và giải phóng mặt bằng, hạn mức tham gia trong dự án PPP không quá 50% tổng mức đầu tư và được quản lý, sử dụng theo 2 phương thức: Tách thành tiểu dự án trong dự án PPP; bố trí vào hạng mục cụ thể theo tỉ lệ và giá trị, tiến độ và điều kiện quy định tại hợp đồng.
Về lựa chọn nhà đầu tư, quy định về lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP lần đầu được tích hợp tại một văn bản quy phạm pháp luật về PPP, bảo đảm tính thống nhất, chỉnh thể và tính liên tục của quy trình thực hiện một dự án PPP; đồng thời, thu hẹp trường hợp chỉ định nhà đầu tư so với quy định hiện hành tại Luật Đấu thầu năm 2013.
Về cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, Luật quy định cơ chế chia sẻ được áp dụng cho tất cả các dự án PPP với tỉ lệ cố định 50%-50% cho hai bên và trên cơ sở kiểm soát định kì doanh thu hàng năm. Việc chia sẻ phần giảm doanh thu khi doanh thu thực tế chỉ đạt 75% doanh thu trong phương án tài chính chỉ được áp dụng khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công hoặc thời hạn hợp đồng và phải được Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán phần giảm doanh thu.
Về huy động vốn của doanh nghiệp dự án, bên cạnh kênh huy động vốn truyền thống là từ vốn tín dụng của các ngân hàng, Luật PPP cho phép doanh nghiệp dự án PPP được phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn thực hiện dự án PPP.
Về Kiểm toán Nhà nước đối với dự án PPP, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định cụ thể phạm vi, nội dung Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán đối với dự án PPP, bao gồm việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công trong dự án PPP.
Về Dự án BT (xây dựng - chuyển giao), Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tưthể chế chủ trương dừng thực hiện các dự án BT trong giai đoạn tới. Theo đó, quy định chuyển tiếp cho các dự án đang triển khai được quy định cụ thể tại Luật. Đặc biệt, kể từ ngày 15.8.2020, các dự án BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư phải dừng thực hiện.
g) Quy định chi tiết tư cách hợp lệ của nhà đầu tư
Không phải nhà đầu tư nào cũng có thể tham gia đầu tư theo phương thức PPP. Điều 29 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định chỉ những nhà đầu tư có tư cách hợp lệ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
- Hạch toán tài chính độc lập; bảo đảm cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư;
- Không đang trong quá trình giải thể; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật;
- Không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP;
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải liên danh với nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân để tham dự thầu;
- Nhà đầu tư thành lập theo pháp luật nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường khi tham dự thầu dự án thuộc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện theo pháp luật về đầu tư.
h) Thống nhất lựa chọn nhà đầu tư theo Luật Đầu tư
Các hình thức lựa chọn nhà đầu tư được áp dụng trong đầu tư theo phương thức PPP như sau:
- Đấu thầu rộng rãi
+ Là hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà đầu tư tham dự.
+ Áp dụng cho tất cả dự án PPP, trừ các trường hợp phải được lựa chọn theo hình thức đặc biệt.
- Đàm phán cạnh tranh
+ Là hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong đó chỉ có một số nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án được mời tham dự.
+ Áp dụng trong trường hợp dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao hoặc dự án có yêu cầu công nghệ mới.
- Chỉ định nhà đầu tư
Áp dụng theo một trong các trường hợp:
+ Dự án cần bảo đảm về quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật Nhà nước;
+ Dự án cần lựa chọn ngay nhà đầu tư thay thế để bảo đảm tính liên tục trong quá trình xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.
- Lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà đầu tư nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư.
i) Doanh nghiệp dự án PPP được thành lập theo dạng công ty
Theo quy định tại Điều 44 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư, nhà đầu tư chỉ được thành lập doanh nghiệp dự án PPP theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần (không được là công ty đại chúng) và có mục đích duy nhất để ký kết, thực hiện hợp đồng dự án PPP.
Doanh nghiệp được phát hành, mua lại trái phiếu riêng lẻ do mình đã phát hành, chứng khoán để huy động vốn thực hiện dự án PPP; không được phát hành trái phiếu riêng lẻ chuyển đổi và trái phiếu riêng lẻ kèm chứng quyền.
Việc phát hành trái phiếu phải đáp ứng đủ 03 điều kiện:
- Số vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu không vượt quá giá trị phần vốn vay được xác định tại hợp đồng dự án PPP;
- Vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào ngoài mục đích thực hiện dự án theo hợp đồng dự án PPP hoặc cho việc cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp dự án PPP phải mở tài khoản phong tỏa để nhận tiền mua trái phiếu và giải ngân theo đúng quy định.
k) Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu
So với dự thảo được trình trước đó, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư đã chốt phương án thực hiện cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu như sau:
- Khi doanh thu thực tế đạt cao hơn 125% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần tăng thu giữa doanh thu thực tế đó và doanh thu đạt ở mức 125% doanh thu trong phương án tài chính.
- Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần giảm thu giữa doanh thu thực tế và doanh thu cam kết tại hợp đồng đối với dự án PPP đáp ứng được một số điều kiện nhất định.
Đây được đánh giá là một cơ chế mới, đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện dự án PPP.
l) Kiểm toán Nhà nước đối với dự án PPP
Điều 85 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định cụ thể phạm vi, nội dung Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán dự án PPP đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công tham gia vào dự án PPP; ngân sách nhà nước dùng để chia sẻ phần giảm doanh thu; và giá trị tài sản khi được chuyển giao cho Nhà nước, cụ thể:
- Kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công tham gia vào dự án PPP theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước.
- Kiểm toán khi thực hiện cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu theo quy định tại Điều 82 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Kiểm toán toàn bộ giá trị tài sản của dự án PPP khi được chuyển giao cho Nhà nước.
Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, trừ dự án áp dụng loại hợp đồng BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư thì dừng thực hiện kể từ ngày 15/8/2020. Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
m) Về quy định chuyển tiếp
Điều 101 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định:
1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư này và đáp ứng quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư được thực hiện như sau:
a) Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trước ngày Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực thi hành thì thực hiện các bước tiếp theo theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Trường hợp phải điều chỉnh chủ trương đầu tư thì thực hiện theo quy định tại Điều 18 của Luật Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
b) Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trước ngày Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực thi hành thì thực hiện các bước tiếp theo theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư mà không phải thực hiện lại thủ tục phê duyệt dự án theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; phải phê duyệt bổ sung nội dung quy định tại khoản 6 Điều 23 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong trường hợp chưa tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
c) Đối với dự án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nếu có tỷ lệ vốn nhà nước trong dự án PPP lớn hơn tỷ lệ quy định tại khoản 2 Điều 69 của Luật này thì không phải điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước.
2. Dự án không thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư hoặc không đáp ứng quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư mà đến ngày Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực thi hành chưa phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà đầu tư hoặc chưa phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với dự án không áp dụng sơ tuyển thì dừng thực hiện.
3. Dự án PPP đang tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện như sau:
a) Trường hợp đã phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà đầu tư trước ngày Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
b) Trường hợp đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước ngày Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực thi hành nhưng đóng thầu sau ngày 31/12/2020 thì bên mời thầu có trách nhiệm gia hạn thời gian đóng thầu để sửa đổi hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư mà không dẫn đến điều chỉnh chủ trương đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt;
c) Trường hợp đã có kết quả lựa chọn nhà đầu tư nhưng việc đàm phán, ký kết hợp đồng được thực hiện sau ngày Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực thi hành thì cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư mà không dẫn đến điều chỉnh chủ trương đầu tư và báo cáo nghiên cứu khả thi đã được phê duyệt.
4. Hợp đồng dự án được ký kết trước ngày Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo quy định của hợp đồng dự án.
5. Kể từ ngày Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực thi hành, việc chuyển tiếp thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT) được thực hiện như sau:
a) Dự án chưa phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì dừng thực hiện; trường hợp đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì tiếp tục thực hiện căn cứ vào hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và quy định của pháp luật tại thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Dự án đã có kết quả lựa chọn nhà đầu tư trước ngày Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực thi hành thì cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và quy định của pháp luật tại thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c) Dự án đã ký kết hợp đồng trước ngày Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện việc triển khai thực hiện dự án, thanh toán theo quy định của hợp đồng BT đã ký kết và quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng;
d) Dừng triển khai dự án mới áp dụng loại hợp đồng BT.
6. Dự án áp dụng loại hợp đồng BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư thì dừng thực hiện kể từ ngày 15/8/2020.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
LUẬT HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN
 
Xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống; từ ý nghĩa, tầm quan trọng của hòa giải, đối thoại tại Tòa án; thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng về đa dạng hóa các phương thức giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính thông qua việc xây dựng cơ chế pháp lý mới về hòa giải, đối thoại tại Tòa án; đồng thời, học tập kinh nghiệm của một số quốc gia đã triển khai thành công mô hình này, ngày 16/6/2020, tại kỳ hợp thứ 9, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG LUẬT
1. Quan điểm xây dựng Luật
- Thứ nhất, thể chế hóa các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, cải cách hành chính; theo đó, bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý, tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên, khuyến khích việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, đối thoại; không làm tăng bộ máy, tổ chức, biên chế của Tòa án; thu hút, huy động nguồn nhân lực chất lượng cao trong xã hội tham gia giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính.
- Thứ hai, các nội dung của Luật phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về hòa giải, đối thoại hiện hành, khắc phục được những hạn chế, vướng mắc, bất cập; kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa, pháp lý tốt đẹp của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về hòa giải.
- Thứ ba, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp; tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về hòa giải, đối thoại, tính khả thi của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, không mâu thuẫn, không thay thế các cơ chế pháp lý hiện có.
2. Mục tiêu xây dựng Luật
Việc xây dựng Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Một là, xây dựng cơ chế pháp lý mới hiệu quả về hòa giải, đối thoại tại Tòa án để cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính; 
- Hai là, thu hút, huy động nguồn nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm trong xã hội tham gia phối hợp cùng Tòa án tiến hành hòa giải, đối thoại để giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính;
- Ba là, nâng cao chất lượng giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính; tăng tỷ lệ hòa giải thành, đối thoại thành và hiệu quả thi hành kết quả hòa giải, đối thoại.
3. Chính sách
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm hai nhóm chính sách cơ bản: 
3.1. Xây dựng cơ chế pháp lý mới về hòa giải, đối thoại để cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn giải quyết tranh chấp, khiếu kiện
Xây dựng Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhằm tạo thêm một cơ chế mới, trước tố tụng để các bên được thể hiện ý chí, nguyện vọng giải quyết tranh chấp; tăng cường hiệu quả của việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án với cơ chế linh hoạt khác biệt với thủ tục, quy trình chặt chẽ khi thực hiện hòa giải, đối thoại trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; tiết kiệm thời gian, chi phí cho Nhà nước và các bên tham gia hòa giải, đối thoại. Các bên không mất nhiều thời gian, công sức để được công nhận hòa giải thành, đối thoại thành; bảo đảm hiệu lực thi hành thỏa thuận, thống nhất của các bên bằng quyền lực của Nhà nước; tạo niềm tin, động lực cho các bên lựa chọn hòa giải, đối thoại tại Tòa án. 
Trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại được tiến hành linh hoạt, đơn giản, dựa trên sự lựa chọn, thỏa thuận của các bên và kỹ năng của Hòa giải viên. Tòa án có vai trò hỗ trợ, hướng dẫn quá trình hòa giải và Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành được thực hiện theo thủ tục đơn giản, nhanh gọn.
3.2. Huy động nguồn nhân lực chất lượng cao trong xã hội tham gia, phối hợp cùng Tòa án hòa giải, đối thoại các mâu thuẫn, tranh chấp
Tòa án lựa chọn, xây dựng Hòa giải viên là người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về sức khỏe, uy tín, năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn; đặc biệt là huy động những người giữ chức danh tư pháp, cán bộ làm công tác pháp luật đã nghỉ hưu, luật sư, chuyên gia trong các lĩnh vực để bổ nhiệm vào danh sách Hòa giải viên, tiến hành hòa giải, đối thoại các mâu thuẫn, tranh chấp đạt hiệu quả cao.
II. BỐ CỤC, NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT
1. Bố cục của Luật
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm 04 chương, 42 điều, cụ thể như sau: 
- Chương I. Những quy định chung, gồm 09 điều: từ Điều 1 đến Điều 9.
- Chương II. Hòa giải viên, gồm 05 điều: từ Điều 10 đến Điều 15. 
- Chương III. Trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại và công nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án, gồm 26 điều: từ Điều 16 đến Điều 41. 
- Chương IV. Điều khoản thi hành, gồm 01 điều - Điều 42.
2. Nội dung cơ bản của Luật
2.1. Phạm vi điều chỉnh của Luật (Điều 1)
- Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải, đối thoại tại Tòa án; quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên tại Tòa án, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án; trách nhiệm của Tòa án đối với hoạt động hòa giải, đối thoại; trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại, công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án.
- Hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật này được thực hiện trước khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; đơn khởi kiện vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
- Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án không áp dụng (không điều chỉnh) các hoạt động hòa giải, đối thoại đã được quy định ở các Luật khác.
2.2. Nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Điều 3)
Điều 3 Luật này quy định 09 nguyên tắc hòa giải, đối thoại tại Tòa án ; trong đó đặc biệt nhấn mạnh 02 nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc tự nguyện và nguyên tắc bảo mật thông tin trong hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Cụ thể:
Về nguyên tắc tự nguyện trong hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Xác định hòa giải, đối thoại tại Tòa án là hoạt động trước tố tụng nhưng không mang tính bắt buộc, người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đồng ý hoặc không đồng ý giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính bằng cơ chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án; nếu không đồng ý thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
Trong quá trình hòa giải, đối thoại, Hòa giải viên phải luôn tôn trọng sự tự nguyện của đương sự; các nội dung thỏa thuận, thống nhất phải phản ánh đúng ý chí của các bên tham gia hòa giải, đối thoại; tuyệt đối không được đe dọa, ép buộc thỏa thuận, thống nhất của các bên.
Về nguyên tắc bảo mật thông tin: Là nguyên tắc nổi bật nhất của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Theo đó,“Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại phải được giữ bí mật” (Khoản 5 Điều 3), trừ trường hợp người đã xuất trình tài liệu, trình bày ý kiến trong quá trình hòa giải, đối thoại đồng ý việc sử dụng tài liệu, lời trình bày của mình trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ hoặc phải sử dụng làm chứng cứ theo quy định của luật. Việc giữ bí mật đối với các thông tin về hòa giải là một yêu cầu rất cần thiết đối với hòa giải, đối thoại, giúp cho Hòa giải viên nắm bắt được nhiều thông tin, dễ tìm ra nguyên nhân phát sinh tranh chấp, những mâu thuẩn chủ yếu cần giải quyết…; đồng thời sẽ tạo cho Hòa giải viên thiết lập mối liên hệ tốt với các bên tranh chấp, từ đó tiến hành hòa giải, đối thoại được thuận lợi hơn. 
2.3. Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Điều 5, Điều 6 và Điều 9)
Nhà nước khuyến khích các bên giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính bằng hình thức hòa giải, đối thoại tại Tòa án; khuyến khích những người đủ điều kiện theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án làm Hòa giải viên; tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Để khuyến khích hòa giải, đối thoại, kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án nói chung do Nhà nước bảo đảm chi từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Riêng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do ngân sách Nhà nước bảo đảm, trừ các trường hợp sau đây thì chi phí hòa giải do các bên tham gia hòa giải, đối thoại chịu:
(i) Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch;
(ii) Chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở;
(iii) Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.
2.4. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Điều 7)
Hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án là hoạt động gắn với Tòa án, do Tòa án nhân dân tổ chức thực hiện. Do vậy, Tòa án có trách nhiệm sau:
(i) Tổ chức, quản lý hoạt động hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật, gồm: Chỉ định, hỗ trợ, hướng dẫn Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại; đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động của Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; bố trí địa điểm, trang thiết bị và điều kiện bảo đảm khác cho hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án,…
(ii) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, xóa tên Hòa giải viên; cấp, thu hồi thẻ Hòa giải viên; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại.
(iii) Đề xuất, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định của pháp luật;
(iv) Khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động hòa giải, đối thoại;
(v) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật.
2.5. Quyền của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án có các quyền sau đây:
(i) Đồng ý hoặc từ chối tham gia hòa giải, đối thoại hoặc chấm dứt hòa giải, đối thoại; 
(ii) Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại; 
(iii) Lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện thì có thể lựa chọn Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh; 
(iv) Đề nghị thay đổi Hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại; 
(v) Đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch trong trường hợp người tham gia hòa giải, đối thoại là người không biết tiếng Việt, người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn; 
(vi) Yêu cầu Hòa giải viên, người tham gia hòa giải, đối thoại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, Thẩm phán tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại giữ bí mật thông tin do mình cung cấp; 
(vii) Bày tỏ ý chí, đề xuất phương thức, giải pháp giải quyết tranh chấp, yêu cầu, khiếu kiện; thống nhất về nội dung hòa giải, đối thoại; (viii) Yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành; 
(ix) Yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện các nội dung đã hòa giải thành, đối thoại thành; 
x) Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại quyết định công nhận hòa giải thành, đối thoại thành theo quy định của Luật.
2.6. Nghĩa vụ của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án có các nghĩa vụ như sau:
(i) Tuân thủ pháp luật; 
(ii) Tham gia hòa giải, đối thoại với tinh thần thiện chí, hợp tác để thúc đẩy quá trình hòa giải, đối thoại đạt kết quả tích cực; trình bày chính xác tình tiết, nội dung của vụ việc, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc theo yêu cầu của Hòa giải viên; 
(iii) Chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin, tài liệu, chứng cứ mà mình cung cấp trong quá trình hòa giải, đối thoại; nếu thông tin, tài liệu, chứng cứ cung cấp là giả mạo thì kết quả hòa giải, đối thoại bị vô hiệu; trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự; nếu gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; 
(iv) Tôn trọng Hòa giải viên và các bên có liên quan; thực hiện các yêu cầu của Hòa giải viên theo quy định của Luật này; 
(v) Chấp hành quy chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
(vi) Thực hiện các nội dung đã hòa giải thành, đối thoại thành.
2.7. Hòa giải viên (Chương II - Từ Điều 10 đến Điều 15)
Một trong những mục đích của hòa giải, đối thoại tại Tòa án là thu hút, huy động nguồn nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm trong xã hội tham gia phối hợp cùng Tòa án tiến hành hòa giải, đối thoại để giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính. Để bảo đảm mục đích này, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã quy định điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên như sau:
- Điều kiện cần: Người muốn được bổ nhiệm hòa giải viên phải là: 
(i) Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; 
(ii) Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
 (iii) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự; 
(iv) Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật.
- Điều kiện đủ: Ngoài những điều kiện cần nói trên, người muốn được bổ nhiệm làm Hòa giải viên còn phải có đủ các điều kiện sau đây: 
(i) Phải là người có quá trình công tác hoặc làm một trong những công việc như đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên Thi hành án dân sự, Thanh tra viên; là Luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; là người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư; 
(ii)  Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại; 
(iii) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao; 
(iv) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thanh tra viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp.
Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được bổ nhiệm làm Hòa giải viên: 
(i) Không đáp ứng điều kiện; 
(ii) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, công nhân công an.
Hòa giải viên có nhiệm kỳ 03 năm kể từ ngày được bổ nhiệm. Hòa giải viên được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm theo quy định tại Điều 11, Điều 12 và Điều 13 của Luật. Luật cũng quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của Hòa giải viên tại Điều 14; việc khen thưởng và xử lý vi phạm đối với Hòa giải viên tại Điều 15.
2.8. Trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại và công nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Chương III từ Điều 16 đến Điều 41)
Hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án chỉ được thực hiện đối với các vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật này, đồng thời phải được sự đồng ý của các bên tham gia hòa giải đối thoại. Luật quy định trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại như sau:
(i) Tòa án nhận đơn, vào sổ nhận đơn, xác nhận việc nhận đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 191 của Bộ luật Tố tụng dân sự, khoản 1 Điều 121 của Luật Tố tụng hành chính (Khoản 2 Điều 16 của Luật).
(ii) Xác định vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và không thuộc những vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án (Khoản 3 Điều 16 của Luật).
(iii) Gửi thông báo cho các bên về quyền được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên và chỉ định Hòa giải viên (Các khoản 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 16 của Luật).
(iv) Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại nếu các bên đồng ý tham gia hòa giải, đối thoại; hoặc Tòa án chuyển đơn khởi kiện, đơn yêu cầu để xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng nếu một trong các bên không đồng ý hòa giải, đối thoại (các điều 16, 20, 21, 22, 23, 24, 25 và 26).
Việc hòa giải, đối thoại có thể được tiến hành trong một hoặc nhiều phiên; tại trụ sở Tòa án hoặc có thể ngoài trụ sở Tòa án theo lựa chọn của các bên tham gia hòa giải, đối thoại. Phiên hòa giải, đối thoại có thể được thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác theo đề nghị của các bên. Hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải, đối thoại có mặt các bên hoặc gặp riêng từng bên.
Thời hạn hòa giải, đối thoại là không quá 20 ngày kể từ ngày Hòa giải viên được chỉ định; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Các bên tham gia hòa giải, đối thoại có thể thống nhất kéo dài thời hạn hòa giải, đối thoại nhưng không được quá 02 tháng.
(v) Tiến hành phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại tại Tòa án (các điều 27, 28, 29, 30 và 31)
Khi các bên tham gia hòa giải, đối thoại đạt được sự thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc giải quyết toàn bộ hoặc một phần vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính thì Hòa giải viên tổ chức phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, kết quả đối thoại có sự tham gia của Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại hoặc Thẩm phán khác do Chánh án Tòa án phân công.
(vi) Ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án (các điều 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 và Điều 39)
Tòa án xem xét ra quyết định công nhận hoặc không công nhận khi có đủ hai điều kiện: (1) Có Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại tại Tòa án; (2) người tham gia hòa giải, đối thoại yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án.
Hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để xem xét ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, kết quả đối thoại thành. 
Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có hiệu lực pháp luật và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Quyết định công nhận kết quả đối thoại thành được thi hành theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có thể bị xem xét lại theo đề nghị của các bên, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định của Tòa án, kiến nghị của Viện kiểm sát nếu có căn cứ cho rằng nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên vi phạm một trong các điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
LUẬT THANH NIÊN NĂM 2020
 
Luật Thanh niên 2020 được Quốc hội khoá XIV kỳ họp thứ 9 thông qua vào ngày 16/6/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. 
I. SỰ CẦN THIẾT SỬA ĐỔI LUẬT
Qua thực tiễn triển khai thi hành Luật Thanh niên năm 2005 cho thấy việc ban hành Luật Thanh niên đã tạo cơ sở pháp lý cho việc chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy thanh niên; tác động tích cực đối với phong trào thanh niên; đồng thời phát huy vai trò của tổ chức thanh niên, trong đó trung tâm là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Luật Thanh niên đã bộc lộ một số tồn tại và bất cập. Một số quy định của Luật khó áp dụng, thiếu đồng bộ với các chính sách khác, như chưa có sự rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của thanh niên; quy định về trách nhiệm của Nhà nước còn chung chung, chưa cụ thể; thiếu nguồn lực thực hiện Luật.
Mặt khác, bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước và nhu cầu của thanh niên đã có nhiều thay đổi so với thời điểm thông qua Luật năm 2005, hệ thống pháp luật chuyên ngành đã được sửa đổi, bổ sung khá nhiều, tác động trực tiếp đến các chính sách dành cho thanh niên, đặc biệt là sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 2013. Bên cạnh đó, trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các chính sách, pháp luật đối với thanh niên cần phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện để đáp ứng bối cảnh hiện nay và tạo điều kiện cho thanh niên phát triển. Do đó, việc sửa đổi Luật Thanh niên năm 2005 là cần thiết.
II. BỐ CỤC, NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT THANH NIÊN
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
a) Phạm vi điều chỉnh: 
Luật này quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên; chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thanh niên, tổ chức khác, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân đối với thanh niên; quản lý nhà nước về thanh niên.
b) Đối tượng áp dụng:
Luật này áp dụng đối với thanh niên; cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân.
2. Bố cục của Luật Thanh niên: 
Luật Thanh niên gồm 7 chương, 41 điều (tăng 01 chương và 05 điều so với Luật Thanh niên năm 2005), cụ thể:
- Chương I: Quy định chung gồm 11 điều quy định: Thanh niên; phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên; nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; nguồn lực thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam; hợp tác quốc tế về thanh niên; tháng Thanh niên; đối thoại với thanh niên và áp dụng điều ước quốc tế về quyền trẻ em đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
- Chương II: Trách nhiệm của thanh niên gồm 04 điều quy định trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc; đối với Nhà nước và xã hội; đối với gia đình và đối với bản thân thanh niên.
- Chương III: Chính sách Nhà nước đối với thanh niên gồm 11 điều quy định 11 nhóm chính sách của Nhà nước đối với thanh niên. Trong đó, có 06 điều quy định chính sách theo lĩnh vực gồm: Chính sách về học tập và nghiên cứu khoa học; chính sách về lao động, việc làm; chính sách về khởi nghiệp; chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao; chính sách về bảo vệ Tổ quốc và 05 điều quy định chính sách đối với một số nhóm đối tượng thanh niên, gồm: Chính sách đối với thanh niên xung phong; chính sách đối với thanh niên tình nguyện; chính sách đối với thanh niên có tài năng; chính sách đối với thanh niên dân tộc thiểu số và chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
- Chương IV: Trách nhiệm của tổ chức thanh niên, gồm 04 điều quy định về trách nhiệm tổ chức thanh niên, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam và về chính sách của Nhà nước đối với tổ chức thanh niên.
- Chương V: Ggồm 04 điều quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, gia đình đối với thanh niên.
- Chương VI: Quản lý nhà nước về thanh niên, gồm 5 điều quy định nội dung quản lý nhà nước về thanh niên; trách nhiệm của Chính phủ; trách nhiệm của Bộ Nội vụ; trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Những điểm mới của Luật Thanh niên năm 2020
Thứ nhất, không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của thanh niên mà quy định vai trò, trách nhiệm của thanh niên.
Luật Thanh niên năm 2005 có 01 chương quy định 8 quyền, nghĩa vụ cơ bản của thanh niên nhưng thể hiện theo cách quyền và nghĩa vụ đi liền với nhau, vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ, các điều khoản thì chưa rõ ràng, còn chung chung. Trong khi đó, theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, Thanh niên với tư cách là một công dân có các quyền và nghĩa vụ như một công dân. 
Do đó, nhằm khắc phục nhược điểm của Luật Thanh niên năm 2005. Luật Thanh niên năm 2020 không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của thanh niên theo từng lĩnh vực để tránh trùng lặp trong hệ thống pháp luật, mà chỉ dành 01 điều chung quy định về vai trò, quyền và nghĩa vụ của thanh niên (Điều 4); 
Đồng thời, để nhấn mạnh trách nhiệm, sứ mệnh của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình mới, Chương II của Luật quy định trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc, Nhà nước, gia đình, xã hội và bản thân thanh niên để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho thanh niên rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu và thực hiện trách nhiệm của mình đối với dân tộc, đất nước, xã hội, gia đình và đối với chính bản thân thanh niên như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”( ); “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?”( ).
Thứ hai, quy định nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên (Điều 5).
Tham khảo kinh nghiệm xây dựng pháp luật về thanh niên của một số quốc gia trên thế giới, cũng như một số luật của Việt Nam( ) cho thấy các luật đều có quy định mang tính nguyên tắc trong tổ chức, thực hiện pháp luật nói chung. Vì vậy, Luật Thanh niên năm 2020 quy định 01 điều mang tính nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên. Trong đó, quy định các nguyên tắc nhằm bảo đảm sự bình đẳng của thanh niên về quyền, nghĩa vụ; không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp; trách nhiệm của nhà nước, tổ chức gia đình trong việc tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; bảo đảm sự tham gia của thanh niên, tôn trọng thanh niên, lắng nghe thanh niên trong quá trình xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật đối với thanh niên với mục tiêu phát triển thanh niên; hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...
Thứ ba, quy định nguồn lực thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên (Điều 6).
Luật Thanh niên năm 2005 không quy định nguồn lực thực hiện chính sách nhà nước đối với thanh niên nên không đảm bảo được nguồn lực để thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với thanh niên. Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Luật Thanh niên của Cộng hòa Serbia( ); Luật Thanh niên Bungari ; Luật Thanh niên Latvia  cho thấy Luật Thanh niên của các nước này đều quy định về nguồn lực quốc gia dành cho việc thực hiện chính sách thanh niên. Vì vậy, Luật Thanh niên 2020 đã quy định Nhà nước bảo đảm nguồn lực để xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với thanh niên theo quy định của pháp luật. Nguồn tài chính bảo đảm thực hiện chính sách đối với thanh niên gồm ngân sách nhà nước; các khoản ủng hộ, viện trợ, tài trợ và khoản đóng góp hợp pháp khác của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền bố trí đủ nguồn nhân lực cũng như nguồn kinh phí triển khai chính sách, pháp luật đối với thanh niên trong thời gian tới.
Thứ tư, quy định Tháng Thanh niên, Đối thoại với thanh niên (Điều 9, Điều 10).
Từ năm 2003, Đảng, Nhà nước đã lấy tháng 3 hàng năm là Tháng Thanh niên nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đồng thời bồi dưỡng lực lượng thanh niên - nguồn nhân lực trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luật Thanh niên đã dành 01 điều quy định tháng 3 hằng năm là Tháng Thanh niên nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên để tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội và vận động tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển thanh niên. Việc tổ chức Tháng Thanh niên nhằm tiếp tục khẳng định vai trò, sứ mệnh quan trọng của thanh niên, trách nhiệm của toàn xã hội đối với thanh niên và trách nhiệm của thanh niên đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đây cũng là tháng để thanh niên cả nước hăng hái thi đua, triển khai nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, xung kích, tình nguyện, thực hiện các chương trình, phần việc thanh niên, tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy phong trào hoạt động của thanh niên trong năm. Đồng thời, đây cũng là dịp Đảng, Nhà nước tôn vinh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, những tấm gương điển hình, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá" quy định: Chính quyền các cấp định kỳ gặp gỡ, đối thoại với thanh niên. Trong những năm qua, Lãnh đạo các bộ ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức đã thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với thanh niên để giải đáp và tháo gỡ các vấn đề có liên quan đến thanh niên. Luật Thanh niên dành 01 điều quy định về đối thoại với thanh niên (Điều 10) là nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, phù hợp với thực tiễn đặt ra nhằm giải quyết các kiến nghị, đề xuất của thanh niên thông qua những hoạt động đối thoại với thanh niên.
Thứ năm, về chính sách của Nhà nước đối với thanh niên (Chương III).
Luật Thanh niên 2005 đã quy định các chính sách của nhà nước đối với thanh niên nhưng lại gắn với trách nhiệm của nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương các cấp và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng các tổ chức thanh niên; do vậy nhiều chính sách, pháp luật đối với thanh niên chưa được triển khai có hiệu quả. Để chính sách, pháp luật đối với thanh niên đi vào cuộc sống, Luật Thanh niên năm 2020 đã tách các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên thành một Chương riêng để không chồng chéo với các chính sách đã được quy định ở các luật chuyên ngành và bảo đảm tính khả thi cao khi Luật được ban hành. Các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên quy định trong Luật Thanh niên đã được thiết kế theo hướng vừa quy định chính sách khung vừa quy định chính sách cụ thể, có tính chất định hướng trên các lĩnh vực gần với thanh niên; trong đó, quy định nguyên tắc định hướng để thực hiện các chính sách làm cơ sở cho việc bảo đảm cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo ngành, lĩnh vực và địa phương tổ chức triển khai thực hiện hoặc lồng ghép trong việc thực hiện chính sách đối với thanh niên về học tập và nghiên cứu khoa học (Điều 16); chính sách về lao động, việc làm (Điều 17); chính sách về khởi nghiệp (Điều 18); chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe (Điều 19); chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao (Điều 20); chính sách về bảo vệ Tổ quốc (Điều 21).
Đồng thời, đối với một số đối tượng thanh niên có tính “đặc thù”  Luật Thanh niên năm 2020 quy định một số chính sách đối với thanh niên xung phong (Điều 22); chính sách đối với thanh niên tình nguyện (Điều 23); chính sách đối với thanh niên có tài năng (Điều 24); chính sách đối với thanh niên dân tộc thiểu số (Điều 25); chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi để hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhóm yếu thế phát triển và phát huy nhóm thanh niên tích cực, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi đối tượng thanh niên (Điều 26).
Thứ sáu, về trách nhiệm của tổ chức thanh niên (Chương IV).
Kế thừa Luật Thanh niên năm 2005, Luật Thanh niên năm 2020 đã dành 01 Chương quy định về tổ chức thanh niên, trong đó quy định vị trí, vai trò của tổ chức thanh niên (Điều 27), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Điều 28), Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam và Hội sinh viên Việt Nam (Điều 29); đồng thời và quy định trách nhiệm của tổ chức thanh niên đối với thanh niên, đặc biệt là đã có 01 Điều quy định chính sách của Nhà nước đối với tổ chức thanh niên (Điều 30) để tạo điều kiện, hỗ trợ cho các tổ chức thanh niên hoạt động. Những quy định này đã cụ thể hóa tinh thần Kết luận số 80/KL-TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá" để khẳng định vị thế và nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên đối với thanh niên.
Thứ bảy, về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, gia đình đối với thanh niên (Chương V).
Luật Thanh niên năm 2005 không quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cơ sở giáo dục, gia đình đối với thanh niên; trong khi đó những tổ chức này có vị trí, vai trò và sự tác động, ảnh hưởng rất lớn đến thanh niên. Khắc phục hạn chế này, Luật Thanh niên năm 2020 đã dành 01 Chương quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc (Điều 31); trách nhiệm của tổ chức xã hội (Điều 32); trách nhiệm của tổ chức kinh tế (Điều 33); trách nhiệm của cơ sở giáo dục (Điều 34); trách nhiệm của gia đình đối với thanh niên (Điều 35). Các quy định này tạo nền tảng pháp lý quy định trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế trong việc phối hợp bảo vệ, chăm sóc, tạo điều kiện cho thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình; đồng thời tạo điều kiện cho thanh niên được học tập, lao động an toàn, phát triển thể lực, trí tuệ, tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe; đông thời tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành lập nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên. Bên cạch đó, các quy định của Luật Thanh niên năm 2020 cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ sở giáo dục của gia đình trong việc chăm lo, bảo đảm cho thanh niên được học tập, phát triển tài năng; được giáo dục rèn luyện nhân cách, đạo đức, chăm sóc rèn luyện sức khỏe, định hướng nghề nghiệp, lao động việc làm.
Thứ tám, về quản lý nhà nước về thanh niên (Chương VI).
Luật Thanh niên năm 2005 không quy định cụ thể cơ quan nào giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên; đồng thời cũng không quy định trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên, không quy định trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên. Đây là hạn chế để triển khai thực thi các chính sách, pháp luật đối với thanh niên. Khắc phục hạn chế này, Luật Thanh niên năm 2020 quy định nội dung quản lý nhà nước về thanh niên với 8 nhiệm vụ cụ thể: Giao trách nhiệm cho Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thanh niên (Điều 37);; quy định trách nhiệm của Chính phủ trong việc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về thanh niên, bảo đảm cơ chế và biện pháp phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương và tổ chức có liên quan trong việc xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên nhằm bảo đảm xây dựng và thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển thanh niên trong chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng giai đoạn. Quy định 8 nhiệm vụ của Bộ Nội vụ - cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thanh niên. Quy định trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên theo ngành và lĩnh vực. Quy định trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thanh niên và việc tổ chức triển khai chính sách, pháp luật đối với thanh niên tại địa phương.
 
 
 
 
 
 
 
 
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TỔ CHỨC QUỐC HỘI
 
Ngày 19/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. 
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TỔ CHỨC QUỐC HỘI
Luật Tổ chức Quốc hội được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 8 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước ta. Sau hơn 03 năm thi hành, Luật Tổ chức Quốc hội đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. 
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thi hành Luật thời gian qua cũng đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập, như: quy định tiêu chuẩn về quốc tịch đối với đại biểu Quốc hội còn chưa thật cụ thể; các nội dung liên quan đến công tác quản lý cán bộ đối với đại biểu Quốc hội hiện được quy định rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, chưa rõ trách nhiệm phân công, phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ ở trung ương và địa phương theo phạm vi phân cấp; chưa có quy định về phê chuẩn việc cho thôi giữ chức vụ Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội…
Trước yêu cầu cụ thể hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (sau đây gọi là Nghị quyết số 18-NQ/TW), Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Kế hoạch số 735-KH/ĐĐQH14 ngày 18/01/2018 của Đảng đoàn Quốc hội đã đề ra yêu cầu, nhiệm vụ phải sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó có Luật Tổ chức Quốc hội để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Vì vậy, để thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, khắc phục các hạn chế, bất cập trong việc thi hành Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội là cần thiết.
II. PHẠM VI SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT TỔ CHỨC QUỐC HỘI
Nghị quyết số 18-NQ/TW đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể là: (1) Tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, giảm hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm công tác ở các cơ quan hành pháp; (2) Quy định số lượng với tỷ lệ hợp lý giữa lãnh đạo, Ủy viên Thường trực, Ủy viên Chuyên trách của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội theo hướng giảm số lượng cấp phó và Ủy viên Thường trực; (3) Sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong của Văn phòng Quốc hội theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả; (4) Nghiên cứu thực hiện hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân thành một văn phòng tham mưu giúp việc chung.
Trong những chủ trương về tổ chức và hoạt động của Quốc hội đã được nêu tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, có nội dung có thể quy định ngay trong luật, nhưng cũng có những nội dung nên được xác định, cụ thể hóa thông qua các văn bản của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc trong đề án cụ thể gắn với từng nhiệm kỳ Quốc hội. Hơn nữa, những vấn đề đã đưa vào dự thảo nhưng trong quá trình thảo luận, cho ý kiến còn nhiều ý kiến khác nhau hoặc chưa đánh giá hết được tác động khi thực thi thì cũng cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để sửa đổi, bổ sung Luật vào thời gian thích hợp. Vì vậy, tại lần sửa đổi này, Quốc hội chỉ tập trung sửa đổi, bổ sung một số nội dung đã có sự đồng thuận, thống nhất cao trong phạm vi quy định của Hiến pháp để có thể thực hiện được ngay, bảo đảm tính ổn định của Luật và của công tác cán bộ, tổ chức bộ máy nhà nước.
Với tinh thần đó, phạm vi sửa đổi, bổ sung tập trung vào các nội dung về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, kinh phí hoạt động và bộ máy giúp việc của Đoàn đại biểu Quốc hội, một số quy định liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tên gọi, cơ cấu và trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban. Các nội dung sửa đổi, bổ sung này được bố cục trong 02 Điều: Điều 1 sửa đổi, bổ sung 20 Điều của Luật Tổ chức Quốc hội và Điều 2: Hiệu lực thi hành. 
III. CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CỤ THỂ
1. Về đại biểu Quốc hội
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội cơ bản giữ nguyên các quy định về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội như Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành. Theo đó, đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Để tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các nội dung liên quan đến đại biểu Quốc hội, Luật đã sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể như sau: 
a) Về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội: 
Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành quy định tiêu chuẩn về quốc tịch đối với đại biểu Quốc hội còn chưa thật cụ thể nên qua công tác bầu cử và xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV cho thấy, đã có trường hợp người ứng cử có đồng thời quốc tịch Việt Nam và quốc tịch 01 nước khác.  
Vì vậy, để bảo đảm tính chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tránh xảy ra vi phạm trong quá trình bầu cử đại biểu Quốc hội như nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Luật đã bổ sung một khoản quy định về tiêu chuẩn quốc tịch đối với đại biểu Quốc hội. Theo đó, ngoài những tiêu chuẩn chung bao gồm: (1) Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn Minh; (2) Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác; (3) Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; (4) Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm; (5) Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội, đại biểu Quốc hội còn phải đáp ứng tiêu chuẩn về quốc tịch, đó là có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam (khoản 1a Điều 22).  
b) Về tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách: 
Thực hiện chủ trương của Đảng về tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã tăng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 40% tổng số đại biểu Quốc hội (khoản 2 Điều 23). Quy định này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch, chuẩn bị nguồn nhân sự để giới thiệu tham gia ứng cử làm đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách từ Quốc hội khóa XV sắp tới, từ đó tăng cường tính chuyên nghiệp, góp phần quan trọng cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Trong quá trình Quốc hội thảo luận, cũng có ý kiến đề nghị giữ quy định về tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu Quốc hội như Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành để bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với khả năng sắp xếp bố trí nhân sự và tình hình thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, sau khi thảo luận, cân nhắc kỹ, Quốc hội đã quyết định nâng tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lên ít nhất là 40% tổng số đại biểu Quốc hội nhằm thể hiện quyết tâm cao trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội nói chung và đại biểu Quốc hội chuyên trách nói riêng. Để bảo đảm tính khả thi của quy định này, trong thời gian tới, Đề án bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV sẽ cụ thể hóa các nội dung liên quan cũng như xem xét việc bố trí hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở từng địa phương.   
c) Về công tác quản lý cán bộ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách:
Hiện nay, việc phân cấp quản lý cán bộ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở địa phương đang được thực hiện theo Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 353/2017/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, công tác quản lý cán bộ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở địa phương bao gồm nhiều nội dung và có nhiều điểm đặc thù, đòi hỏi có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ ở trung ương và địa phương, đặc biệt là trong việc đánh giá hoạt động, thi đua, khen thưởng, điều động, luân chuyển... đối với đại biểu Quốc hội. 
Vì vậy, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội đã bổ sung quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc quản lý công tác cán bộ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách của địa phương mình (khoản 3a Điều 43); đồng thời giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về việc thực hiện công tác cán bộ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu, chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm khác đối với đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (khoản 1 Điều 54). Theo đó, những nội dung liên quan đến đại biểu Quốc hội như quản lý biên chế, nội dung, tiêu chí, cách thức đánh giá hoạt động của đại biểu Quốc hội, việc tiếp xúc cử tri, việc chuyển công tác, chuyển sinh hoạt đến Đoàn đại biểu Quốc hội khác, việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu, thi đua, khen thưởng... sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định, hướng dẫn để phù hợp với phạm vi phân cấp, gắn với trách nhiệm của chính quyền địa phương và tình hình thực tế trong từng giai đoạn.
Bên cạnh đó, kế thừa quy định của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành, Luật tiếp tục quy định về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách phải tham gia hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập (khoản 3 Điều 26); bổ sung quy định đại biểu Quốc hội hoạt động không chuyên trách có quyền đăng ký tham dự hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận về những nội dung mà đại biểu quan tâm. Việc quy định như vậy nhằm tạo điều kiện cho đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm cũng có thể tham dự hoặc được cung cấp thông tin về các hội nghị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập, từ đó nâng cao chất lượng các nội dung được thảo luận, cho ý kiến tại hội trường của mỗi kỳ họp Quốc hội. 
2. Về Đoàn đại biểu Quốc hội
Từ khi được ghi nhận trong Luật Tổ chức Quốc hội năm 1960 đến nay, Đoàn đại biểu Quốc hội đã phát huy vai trò tổ chức, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ đại biểu tại địa phương, đồng thời giúp duy trì mối quan hệ gắn kết giữa Quốc hội với địa phương, là nơi tập hợp kiến nghị, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cả chính quyền và cử tri địa phương đến với Quốc hội. 
Vì vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội tiếp tục giữ quy định về địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội là tổ chức của các đại biểu Quốc hội được bầu tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc được chuyển đến công tác tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như Luật hiện hành và tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định sau đây: 
a) Về kinh phí hoạt động của Đoàn:
Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành quy định kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội là một khoản trong ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định. Trong quá trình thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo yêu cầu của Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tại 12 địa phương thực hiện thí điểm  được quy định do ngân sách địa phương bảo đảm theo phân bổ dự toán do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Quy định này đã làm phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động của Đoàn. Vì vậy, để bảo đảm cho Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội chủ động trong kế hoạch hoạt động, Luật đã quy định nội dung về kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội do ngân sách trung ương bảo đảm. Theo đó, tại khoản 1 Điều 101 của Luật Tổ chức Quốc hội được sửa đổi như sau: Kinh phí hoạt động của Quốc hội là một khoản trong ngân sách nhà nước do Quốc hội quyết định, bao gồm kinh phí hoạt động chung của Quốc hội, kinh phí hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, lương của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, hoạt động phí, thù lao tham gia hoạt động Quốc hội, các khoản phụ cấp và các chế độ của đại biểu Quốc hội gắn với hoạt động của Quốc hội.
Đối với kinh phí bảo đảm hoạt động của bộ máy tham mưu, giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội, trên cơ sở tổng kết việc thực hiện thí điểm Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội sẽ được hợp nhất với cơ quan khác và thuộc quyền quản lý của địa phương. Vì vậy, Luật quy định kinh phí hoạt động của bộ máy giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội do ngân sách địa phương bảo đảm để phù hợp với thực tiễn bố trí, sử dụng, tránh việc có nhiều chế độ, nhiều nguồn kinh phí trong một cơ quan, khó cho công tác quản lý, kiểm soát chung.
b) Về bộ máy giúp việc của Đoàn: 
Theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành thì Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương. Để thực hiện Nghị quyết số         18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) và Nghị quyết số 56/2017/QH14 của Quốc hội, ngày 04/10/2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tuy nhiên, theo Báo cáo tổng kết số 232/BC-CP ngày 18/5/2020 của Chính phủ sau hơn một năm thực hiện thí điểm cho thấy, việc tổ chức một Văn phòng giúp việc chung cho 03 cơ quan theo mô hình thí điểm quy định tại Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu đề ra là nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy tham mưu, giúp việc cho Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chưa rõ được vai trò tham mưu trong hoạt động giám sát và quản lý, điều hành giữa cơ quan đại diện với cơ quan quản lý. Vì vậy, trên cơ sở kết quả thực hiện thí điểm và theo đề nghị của Chính phủ, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã quy định: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của các đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương. Đồng thời, Quốc hội quyết định chấm dứt việc thực hiện thí điểm hợp nhất 03 Văn phòng theo Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và quyết định sẽ tổ chức Văn phòng tham mưu, giúp việc, phục vụ chung cho Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng tham mưu, giúp việc, phục vụ riêng cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Để bảo đảm cơ cở pháp lý cho việc triển khai thực hiện, Luật đã bổ sung quy định chuyển tiếp để xác định lộ trình hoàn thành việc thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Theo đó, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội được thành lập theo Nghị quyết số 1097/2015/UBTVQH13 ngày 22/12/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm theo Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 tiếp tục hoạt động cho đến khi Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được thành lập để tham mưu, giúp việc, phục vụ chung hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc thành lập Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải hoàn thành trước ngày 01/7/2021.
3. Về Ủy ban Thường vụ Quốc hội
So với quy định của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã bổ sung một số quy định sau đây:
a) Về nguyên tắc hoạt động và chế độ báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 
Luật đã bổ sung quy định về nguyên tắc hoạt động và chế độ báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bảo đảm tương thích với các quy định về nguyên tắc hoạt động và chế độ báo cáo của Quốc hội, các cơ quan Quốc hội. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành. Tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi báo cáo công tác của mình đến đại biểu Quốc hội. Tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình báo cáo công tác nhiệm kỳ để Quốc hội xem xét, thảo luận (khoản 4, 5 Điều 44). Việc bổ sung các quy định này sẽ làm rõ chế độ báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước Quốc hội, đồng thời bảo đảm tính thống nhất với quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. 
b) Về việc triệu tập hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách: 
Luật đã bổ sung quy định về trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc triệu tập, tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách căn cứ vào yêu cầu, tình hình thực tiễn để tăng cường hiệu quả hoạt động của đội ngũ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (khoản 7 Điều 47). Việc tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách là cần thiết nhằm phát huy vai trò, trí tuệ tập thể của các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trong việc tham gia ý kiến về các dự án luật. Tuy nhiên, thực tế vừa qua cho thấy, không phải kỳ họp nào cũng có thể và cần thiết phải tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (như trước kỳ họp thứ nhất của Quốc hội hoặc do tình hình dịch bệnh Covid –19 diễn biến phức tạp nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã không tổ chức được hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trước kỳ họp thứ 9 như đã dự kiến). Do đó, việc quy định căn cứ vào yêu cầu, tình hình thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trước mỗi kỳ họp Quốc hội giúp bảo đảm tính khả thi của quy định này. 
c) Về một số nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:  
Để khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện công tác quản lý cán bộ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trong thời gian qua, Luật đã bổ sung quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, phê chuẩn số lượng và danh sách đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội để bảo đảm tính linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương (khoản 3a Điều 43). Đồng thời, bổ sung thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc quy định cụ thể việc thực hiện công tác quản lý cán bộ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại địa phương, việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu, chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm khác đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (khoản 1 Điều 54).
Về trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức trưng cầu ý dân, cùng với Luật Tổ chức Quốc hội, một vài luật chuyên ngành khác như: Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Trưng cầu ý dân... đều có quy định cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm và quy trình, thủ tục thực hiện để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc chức năng của Quốc hội. Điều này dẫn đến việc quy định trùng lắp, có khi còn thiếu thống nhất về cùng một nội dung giữa các luật , nếu tiếp tục duy trì cách quy định một nội dung ở cả hai luật như hiện nay sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện và sửa đổi luật. Vì vậy, Luật đã sửa đổi theo hướng quy định khái quát về trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc tổ chức trưng cầu ý dân theo hướng viện dẫn đến Luật Trưng cầu ý dân. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc trưng cầu ý dân theo quy định của Luật Trưng cầu ý dân (Điều 59). 
4. Về Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội
So với quy định của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Quốc hội đã bổ sung một số quy định sau đây:
a) Về tên gọi của một số Ủy ban: 
Một trong những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội là đổi tên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng thành Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và đổi tên Ủy ban về các vấn đề Xã hội thành Ủy ban Xã hội để bắt đầu thực hiện từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Việc đổi tên gọi của 02 Ủy ban là để bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, thể hiện được lĩnh vực hoạt động chủ yếu của cơ quan. 
b) Về cơ cấu của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội: 
Luật hiện hành quy định Hội đồng Dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực, Ủy viên Chuyên trách và các Ủy viên khác; Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Thường trực, Ủy viên Chuyên trách và các Ủy viên khác. Qua thực tiễn hoạt động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cho thấy mặc dù Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban đã được bổ sung nhiều về mặt số lượng nhưng hiệu quả làm việc, mức độ đóng góp của từng thành viên, nhất là các đồng chí Ủy viên Thường trực, Ủy viên Chuyên trách còn chưa thực sự rõ rệt do trách nhiệm, quyền hạn, cơ chế làm việc của các chức danh này chưa được luật xác định rõ; việc tham gia hoạt động của các thành viên là đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm cũng còn hạn chế. 
Vì vậy, để bảo đảm tính ổn định, kế thừa quy định hiện hành, xác định rõ từng loại chức danh (vị trí việc làm), gắn với tiêu chuẩn, điều kiện, chế độ đãi ngộ cụ thể, tạo bước đệm, chuẩn bị nhân sự kế cận để có thể thu hút cán bộ về Quốc hội cũng như có thêm thời gian để đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách được trau dồi, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm hoạt động, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Quốc hội vẫn tiếp tục giữ cơ cấu Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội như Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành nhưng mở rộng cơ cấu của Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban. Theo đó, trong cơ cấu của Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, ngoài Chủ tịch/Chủ nhiệm, Phó Chủ tịch/Phó Chủ nhiệm và Ủy viên Thường trực còn bổ sung chức danh Ủy viên Chuyên trách (khoản 3 Điều 67). Với quy định này, một mặt sẽ tạo điều kiện để thực hiện được yêu cầu của Nghị quyết Trung ương; mặt khác, giúp tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động của Thường trực Hội đồng, Thường trực Ủy ban khi có tất cả đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách làm việc thường xuyên. 
c) Về trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội: 
Luật đã bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan trong việc tham gia thẩm tra nội dung liên quan đến lĩnh vực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban phụ trách trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra (khoản 1 Điều 79); trong quá trình thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban có trách nhiệm bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật (khoản 1 Điều 80). Với quy định này, việc thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh thuộc các lĩnh vực sẽ được đánh giá toàn diện, khách quan hơn, bảo đảm tính chặt chẽ, nâng cao hiệu quả thi hành trong thực tiễn đồng thời cũng phù hợp với thực tế hiện nay, các cơ quan của Quốc hội luôn tích cực tham gia thẩm tra, góp ý kiến đối với dự thảo luật, pháp lệnh thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách. 
d) Về phiên họp của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban:
Thực tiễn thời gian qua cho thấy, tỷ lệ đại biểu Quốc hội là thành viên Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban tham dự phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban còn chưa cao, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá trị pháp lý của các quyết định được thông qua tại Hội đồng, Ủy ban.
Vì vậy, Luật sửa đổi, bổ sung đã quy định cụ thể hơn về phiên họp của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, trách nhiệm tham gia phiên họp của các thành viên. Theo đó, phiên họp toàn thể của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban phải có quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng, Ủy ban tham dự. Báo cáo, nghị quyết, kiến nghị, các nội dung khác thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng, Ủy ban biểu quyết tán thành. Thành viên của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban có trách nhiệm tham dự phiên họp của Hội đồng, Ủy ban theo triệu tập của Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban; thảo luận và biểu quyết các vấn đề được đưa ra xem xét tại phiên họp. Trường hợp không tham dự phiên họp thì phải có lý do chính đáng, phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban (Điều 87).
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA
LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
 
Ngày 18/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ngày 01/7/2020, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh số 09/2020/L-CTN công bố Luật. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT
Qua hơn 03 năm thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sau đây gọi là Luật năm 2015) với nhiều quy định mới mang tính đột phá, có thể khẳng định công tác xây dựng pháp luật ở nước ta đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Các bộ, ngành, địa phương nhận thức đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của pháp luật, tập trung hơn nguồn lực và thời gian chuẩn bị, nhờ đó chất lượng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được nâng lên, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, quá trình thi hành Luật năm 2015 cũng đã xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc cần được sửa đổi, bổ sung, cụ thể là:
Thứ nhất, cần tiếp tục cụ thể hóa một số nội dung bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, ban hành VBQPPL, bảo đảm các quy định pháp luật phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước.
Thứ hai, bảo đảm cơ chế phối hợp trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nhất là khi nội dung dự thảo đã được chỉnh lý có sự thay đổi về chính sách và nội dung trong dự thảo trình ban đầu ảnh hưởng đến tính khả thi của văn bản sau khi được ban hành.
Thứ ba, cần xử lý một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật năm 2015 như: hình thức VBQPPL; việc lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách đối với một số loại nghị định của Chính phủ và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (HĐND); xây dựng, ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn; ban hành thủ tục hành chính trong VBQPPL…
Để khắc phục khó khăn, vướng mắc nêu trên và tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về ban hành VBQPPL, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong tình hình mới, việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật năm 2015 là cần thiết.
II. BỐ CỤC, NHỮNG NỘI DUNG MỚI CƠ BẢN CỦA LUẬT NĂM 2020
1. Bố cục
Luật năm 2020 gồm 2 điều:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Điều 2. Hiệu lực thi hành.
2. Những nội dung mới cơ bản của Luật năm 2020
Luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung 54 điều về nội dung và 14 điều về kỹ thuật của Luật năm 2015, với những nội dung mới cơ bản sau đây:
2.1. Tiếp tục khẳng định và quy định cụ thể hơn cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, ban hành VBQPPL
Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta, trong đó có hoạt động xây dựng pháp luật. Nguyên tắc này đã được Luật năm 2015 thể chế hoá trong từng khâu của quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL và việc thực hiện nguyên tắc này đã được Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương và địa phương thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
Để tiếp tục khẳng định, làm rõ và sâu sắc hơn cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL, Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung 06 điều của Luật năm 2015 (Điều 47, 58, 92, 121, 130 và Điều 139), trong đó, bổ sung nội dung thẩm định, thẩm tra phải bảo đảm “Sự phù hợp của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản và nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước”.
2.2. Bổ sung và làm rõ quy định về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL
Hiện nay, việc phản biện xã hội và trình tự, thủ tục thực hiện phản biện xã hội (PBXH) đối với dự thảo VBQPPL của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang được thực hiện theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 và Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN. Tuy nhiên, việc PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với dự thảo VBQPPL chưa được quy định trong Luật năm 2015.
Để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Luật năm 2015 để quy định về PBXH của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL, cụ thể: (1) Quy định rõ thời điểm thực hiện PBXH được thực hiện trong giai đoạn tổ chức lấy ý kiến về dự thảo VBQPPL; (2) Trường hợp dự thảo VBQPPL đã được PBXH thì hồ sơ dự án, dự thảo gửi thẩm định, thẩm tra, trình cơ quan có thẩm quyền phải bao gồm văn bản PBXH; (3) Bổ sung trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến PBXH khi chỉnh lý dự thảo văn bản. Các nội dung khác liên quan đến PBXH được thực hiện theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2.3. Bổ sung một số hình thức VBQPPL
2.3.1. Bổ sung hình thức nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 (khoản 3 Điều 16, Điều 19, khoản 5 Điều 27, Điều 34, Điều 41…) và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm phối hợp để hướng dẫn các nội dung liên quan đến hình thức giám sát, PBXH; hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Luật năm 2015 chưa quy định hình thức nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng trên thực tế đã phát sinh việc ban hành nghị quyết liên tịch để hướng dẫn nội dung này  .
Để bảo đảm thống nhất với Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, cũng như quy phạm hóa vấn đề phát sinh trong thực tiễn, Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật năm 2015, cụ thể:
(1) Bổ sung hình thức nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào khoản 3 Điều 4 của Luật năm 2015.
(2) Bổ sung vào Điều 18 quy định về nội dung ban hành nghị quyết liên tịch để “hướng dẫn một số vấn đề cần thiết trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân”.
(3) Sửa đổi, bổ sung Điều 109 quy định về việc xây dựng, ban hành nghị quyết liên tịch, trong đó bổ sung quy trình xây dựng, ban hành nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2.3.2. Bổ sung hình thức thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (khoản 5 Điều 5), Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 (Điều 13), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước năm 2019 (khoản 2 Điều 1) và Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (khoản 1 Điều 88) thì Kiểm toán nhà nước (KTNN) có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, khi chuyển hồ sơ, tài liệu có liên quan và kiến nghị xem xét, khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, theo quy định của Luật năm 2015 thì Tổng Kiểm toán nhà nước không có thẩm quyền liên tịch ban hành thông tư, do vậy, việc phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước với các cơ quan có liên quan gặp nhiều khó khăn, làm giảm hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng nói chung và vai trò, trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước nói riêng trong phòng, chống tham nhũng.
Để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, Luật năm 2020 đã bổ sung hình thức thông tư liên tịch với Tổng Kiểm toàn nhà nước, cụ thể là:
(1) Bổ sung khoản 8a vào Điều 4 để quy định Tổng Kiểm toán nhà nước là một chủ thể tham gia ban hành thông tư liên tịch với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
(2) Sửa đổi Điều 25 quy định nội dung ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện trình tự, thủ tục về tố tụng và phòng, chống tham nhũng.
(3) Sửa đổi khoản 1 và khoản 5 Điều 110 quy định Tổng Kiểm toán nhà nước là chủ thể có quyền thỏa thuận, phân công cơ quan chủ trì soạn thảo thông tư liên tịch và là một trong những người ký ban hành thông tư liên tịch.
Đồng thời, Luật năm 2020 cũng quy định rõ “Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ”.
2.4. Sửa đổi thẩm quyền ban hành VBQPPL của cấp huyện, cấp xã
Điều 30 của Luật năm 2015 quy định Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, cấp xã ban hành VBQPPL để quy định những vấn đề được luật giao . Luật năm 2015 chưa quy định về việc ban hành VBQPPL để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương theo quy định tại Điều 13 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Để bảo đảm phù hợp và thống nhất với các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 30 của Luật năm 2015 như sau:
(1) Cho phép HĐND cấp huyện ban hành nghị quyết, UBND cấp huyện ban hành quyết định quy phạm pháp luật để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới.
(2) Bổ sung trường hợp “nghị quyết của Quốc hội giao” thì HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã cũng được ban hành VBQPPL.
Đồng thời, Luật năm 2020 đã tách Điều 30 thành 2 khoản, trong đó khoản 1 quy định về ban hành VBQPPL của cấp huyện và khoản 2 quy định về ban hành VBQPPL của cấp xã để tránh nhầm lẫn trong quá trình áp dụng.
2.5. Quy định hợp lý hơn các loại VBQPPL phải lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách và quy định cụ thể trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng, soạn thảo VBQPPL
2.5.1. Thu hẹp phạm vi loại VBQPPL phải lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách
Luật năm 2015 quy định tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo (quy trình 2 bước) đối với một số loại VBQPPL. Tuy nhiên, đối với việc ban hành một số loại nghị định của Chính phủ, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh thì việc áp dụng quy trình 02 bước là chưa thực sự phù hợp. Bên cạnh đó, phạm vi các loại VBQPPL cần phải lập đề nghị theo quy trình chính sách theo quy định của Luật năm 2015 là tương đối rộng. Nhiều văn bản như nghị định của Chính phủ, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh chỉ quy định về biện pháp tổ chức thi hành văn bản của cấp trên, thực chất là tổ chức thực hiện các chính sách trong các văn bản này, không quy định chính sách mới, nhưng vẫn phải lập đề nghị xây dựng văn bản đã làm hạn chế khả năng phản ứng nhanh của Chính phủ và chính quyền địa phương đối với những nhu cầu, đòi hỏi cấp bách của tình hình kinh tế - xã hội.
Để xác định lại cho hợp lý, sát thực tế hơn các văn bản cần thiết phải lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách, Luật năm 2020 đã bỏ yêu cầu lập đề nghị xây dựng theo quy trình chính sách đối với: (1) Nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19; (2) Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27.
Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ trong quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL, các văn bản nêu trên không phải lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy trình 2 bước như quy định của Luật năm 2015 nhưng vẫn phải thực hiện đánh giá tác động của chính sách trong giai đoạn soạn thảo đối với nghị định của Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 19 và Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27.
2.5.2. Quy định cụ thể về quy trình lập đề nghị xây dựng và soạn thảo VBQPPL
Để phù hợp với việc bỏ yêu cầu lập đề nghị xây dựng văn VBQPPL theo quy trình chính sách, Luật năm 2020 đã đã sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đến quy trình lập đề nghị đối với nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 và nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Luật năm 2015 và một số quy định liên quan đến quy trình soạn thảo các VBQPPL này, cụ thể như sau:
a) Quy trình lập đề nghị xây dựng nghị định
Quy trình lập đề nghị xây dựng nghị định tại khoản 2 Điều 19:
- Bộ, cơ quan ngang bộ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật.
- Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trình Thủ tướng Chính phủ gồm: (1) Tờ trình đề nghị xây dựng nghị định; (2) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định (gửi bằng bản giấy); (3) Tài liệu khác (nếu có) (gửi bằng bản điện tử).
- Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định của bộ, cơ quan ngang bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Quy trình lập đề nghị xây dựng nghị định tại khoản 3 Điều 19:
- Bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19.
- Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định gồm: (1) Tờ trình đề nghị xây dựng nghị định; (2) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định; (3) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến đề nghị xây dựng nghị định; (4) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý; (5) Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo nghị định; (6) Tài liệu khác (nếu có).
Sau khi thẩm định, bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ các tài liệu nêu trên đã được chỉnh lý; báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; tài liệu khác (nếu có).
- Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định của bộ, cơ quan ngang bộ và đề xuất đưa vào thảo luận tại phiên họp của Chính phủ.
- Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định tại phiên họp của Chính phủ theo trình tự sau đây: Đại diện bộ, cơ quan ngang bộ trình bày tờ trình đề nghị xây dựng nghị định; đại diện Bộ Tư pháp trình bày báo cáo thẩm định; đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến; Chính phủ thảo luận; Chính phủ biểu quyết thông qua đề nghị xây dựng nghị định.
- Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, cơ quan đề nghị xây dựng nghị định soạn thảo nghị quyết về đề nghị xây dựng nghị định với những chính sách đã được Chính phủ thảo luận, thông qua, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và ký ban hành.
b) Quy trình lập đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh
- Quy trình lập đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh tại khoản 1, 2 và 3 Điều 27:
Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 27 gồm: (1) Tờ trình về đề nghị xây dựng nghị quyết; (2) Tài liệu khác (nếu có).
- Quy trình lập đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh tại khoản 4 Điều 27:
Luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 111, quy định rõ chỉ đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 mới phải xây dựng chính sách, đánh giá tác động của chính sách; lấy ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết; thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết (theo quy định tại các Điều 112, 113, 114, 115 và Điều 116 của Luật năm 2015).
Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 gồm: (1) Tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết; (2) Báo cáo đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết; (3) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến chính sách; (4) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp; bản chụp ý kiến góp ý; (5) Đề cương chi tiết dự thảo nghị quyết; (6) Tài liệu khác (nếu có).
Sau khi tiến hành thẩm định, ngoài các tài liệu nêu trên còn bổ sung 03 tài liệu khi trình HĐND cấp tỉnh: (1) Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết; (2) Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; (3) Quyết định thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết.
c) Quy trình soạn thảo nghị định của Chính phủ, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh
Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động của chính sách trong giai đoạn soạn thảo (sửa đổi, bổ sung Điều 90 và bổ sung khoản 1a vào Điều 119). Quy định “Báo cáo đánh giá tác động của chính sách” là tài liệu bắt buộc gửi thẩm định, thẩm tra và trình các cơ quan có thẩm quyền (sửa đổi, bổ sung Điều 91, 93, 121, 122 và Điều 124).
Luật năm 2020 cũng đã bổ sung khoản 2a vào Điều 124, quy định cơ quan thẩm tra không tiến hành thẩm tra dự thảo nghị quyết khi chưa đủ các tài liệu trong hồ sơ hoặc hồ sơ gửi không đúng thời hạn theo quy định. Đồng thời bổ sung nội dung thẩm tra dự thảo nghị quyết về sự cần thiết ban hành nghị quyết quy định tại khoản 2 và 3 Điều 27 của Luật năm 2015.
2.6. Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả phối hợp của các cơ quan trong quá trình thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
2.6.1. Trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong thẩm tra dự án, dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Theo quy định tại Điều 63 của Luật năm 2015 thì Hội đồng Dân tộc (HĐDT) và các Ủy ban của Quốc hội chỉ có nhiệm vụ tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra theo sự phân công của UBTVQH. Luật năm 2015 cũng không yêu cầu các cơ quan này phải gửi văn bản tham gia thẩm tra đến cơ quan chủ trì thẩm tra. Để nâng cao vai trò, trách nhiệm, đồng thời tạo sự chủ động cho Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong quá trình thẩm tra dự án, dự thảo VBQPPL, Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật năm 2015 liên quan đến hoạt động thẩm tra, cụ thể như sau:
Thứ nhất, bổ sung trách nhiệm “gửi văn bản thẩm tra đến Ủy ban pháp luật và cử đại diện tham dự phiên họp thẩm tra của Ủy ban pháp luật” của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội khi thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực do mình phụ trách (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 47).
Thứ hai, quy định rõ trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải tham gia thẩm tra dự án, dự thảo do cơ quan khác của Quốc hội chủ trì thẩm tra về những nội dung liên quan đến lĩnh vực do mình phụ trách, đồng thời phải gửi văn bản tham gia thẩm tra đến cơ quan chủ trì thẩm tra và cử đại diện tham dự phiên họp thẩm tra của cơ quan chủ trì thẩm tra (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 63).
Thứ ba, quy định bắt buộc việc gửi hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết đến cơ quan chủ trì thẩm tra, Hội đồng Dân tộc và tất cả các Ủy ban của Quốc hội để tiến hành thẩm tra, tham gia thẩm tra (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 64).
Thứ tư, bổ sung nội dung thẩm tra về việc bảo đảm chính sách dân tộc nếu dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề dân tộc (bổ sung khoản 6 Điều 65).
Thứ năm, bổ sung một điều mới (Điều 68a) quy định về trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc trong thẩm tra việc bảo đảm chính sách dân tộc trong dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết. Điều này quy định rõ về trách nhiệm thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, cách thức thẩm tra và nội dung thẩm tra việc bảo đảm chính sách dân tộc trong các dự án, dự thảo VBQPPL.
2.6.2. Nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp của các cơ quan trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Đánh giá kết quả 03 năm thi hành Luật năm 2015 cho thấy trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý một số dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là đối với các dự thảo bộ luật, luật lớn có nội dung phức tạp với nhiều chính sách mới được bổ sung theo ý kiến của UBTVQH và ĐBQH. Một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn, vướng mắc nêu trên là do Luật năm 2015 chưa quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, do vậy thời gian qua còn để xảy ra sai sót.
Để khắc phục các hạn chế nêu trên và nhằm nâng cao trách nhiệm, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung 04 điều của Luật năm 2015 (Điều 74, 75, 76 và Điều 77), cụ thể như sau:
Thứ nhất, bổ sung trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo phải có ý kiến bằng văn bản về những nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo, trong đó nêu rõ vấn đề có ý kiến khác với dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và đề xuất phương án để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội (điểm b khoản 7 Điều 74, điểm b khoản 2 Điều 75, điểm e khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 77).
Thứ hai, bổ sung trách nhiệm cơ quan trình đánh giá tác động của chính sách trong trường hợp đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Nhân dân đề nghị bổ sung và theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (điểm a khoản 2 Điều 75, điểm b khoản 2 Điều 76).
Thứ ba, bổ sung việc tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trong trường hợp cần thiết để thảo luận, cho ý kiến đối với những dự án, dự thảo có những vấn đề quan trọng, vấn đề lớn còn nhiều ý kiến khác nhau. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (điểm d khoản 2 Điều 75).
Thứ tư, bổ sung trách nhiệm của Tổng Thư ký Quốc hội trong việc tổ chức tổng hợp ý kiến ĐBQH để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gửi cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình (khoản 6 Điều 74, điểm c khoản 3 Điều 75).
Thứ năm, quy định rõ hơn trách nhiệm phối hợp của Bộ Tư pháp trong suốt quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, dự thảo nghị quyết giữa 2 kỳ họp của Quốc hội (điểm đ khoản 2 Điều 75).
2.7. Quy định về xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn
Luật năm 2015 đã quy định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, đã phát sinh một số trường hợp cần phải ban hành ngay văn bản để xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tiễn như: trường hợp ban hành văn bản để bãi bỏ VBQPPL trái pháp luật hoặc không còn phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội; kéo dài thời gian thực hiện văn bản; ban hành thông tư để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn (điều chỉnh giá xăng, dầu, lệ phí trước bạ ô tô, xe máy…). Do đó, nhiều bộ, ngành, địa phương cho rằng quy định như Luật hiện hành là cứng nhắc, chưa sát thực tế.
Để khắc phục hạn chế nêu trên, Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn (tại các Điều 146, 147, 148 và Điều 149 của Luật năm 2015), cụ thể:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung Điều 146 theo hướng bổ sung 03 trường hợp được xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút là: (1) Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQPPL trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội; (2) Kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của VBQPPL trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn; (3) Ban hành ngay VBQPPL để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thứ hai, về thẩm quyền quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn:
- Luật năm 2020 đã bổ sung vào khoản 3 Điều 147 quy định về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn quy định tại khoản 1 Điều 146 của Luật này.
Đồng thời, để kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn, Luật năm 2020 đã quy định rõ văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định tại khoản này phải kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Bổ sung khoản 3a vào Điều 147 của Luật năm 2015 quy định về thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước đối với VBQPPL do mình ban hành trong trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 146 của Luật này.
Thứ ba, về trình tự, thủ tục xây dựng VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn, Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung Điều 148, trong đó: (1) Bổ sung trình tự, thủ tục rút gọn đối với hình thức thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Kiểm toán nhà nước; (2) Bổ sung quy định về tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, ngoài việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan về dự thảo văn bản như quy định hiện hành; (3) Bổ sung vào hồ sơ gửi thẩm định, thẩm tra VBQPPL “bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp lấy ý kiến”.
Thứ tư, về hồ sơ, trình tự, thủ tục xem xét thông qua VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn, Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung Điều 149, theo đó:
- Về hồ sơ, bổ sung quy định: (1) Hồ sơ trình dự thảo thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, dự thảo quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước bao gồm tờ trình và dự thảo; (2) Hồ sơ trình dự thảo thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bao gồm tờ trình, dự thảo và báo cáo thẩm định;
- Về trình tự xem xét, thông qua, bổ sung quy định: “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, ký ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngay sau khi nhận được dự thảo văn bản theo trình tự quy định tại các điều 104, 106, 107 và 108 của Luật này”.
2.8. Quy định thủ tục hành chính trong VBQPPL
Về quy định thủ tục hành chính (TTHC) trong VBQPPL, trong quá trình thi hành Luật năm 2015, đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập sau:
- Khoản 4 Điều 14 của Luật năm 2015 chỉ cho phép ban hành TTHC trong các thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước và VBQPPL của chính quyền địa phương trong trường hợp được giao trong luật, mà không phải được giao trong các VBQPPL khác, kể cả nghị quyết của Quốc hội (về nguyên tắc, luật và nghị quyết của Quốc hội đều là văn bản thể hiện ý chí của Quốc hội và do Quốc hội ban hành).
- Khoản 4 Điều 27 của Luật năm 2015 quy định HĐND cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhưng không cho phép quy định TTHC làm căn cứ để có thể thực hiện được các biện pháp đặc thù đó. Nhiều địa phương cho rằng quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật năm 2015 đã vô hiệu hóa khoản 4 Điều 27 của Luật này. Trên thực tế, Quốc hội đã ban hành một số nghị quyết về việc thực hiện thí điểm hoặc quy định các biện pháp có tính chất đặc thù để phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
- Khoản 4 Điều 172 cũng chỉ quy định “Những quy định về thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật này được ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ bằng văn bản khác hoặc bị thay thế bằng thủ tục hành chính  mới” mà không cho phép sửa đổi, bổ sung các TTHC đã ban hành trước ngày Luật năm 2015 có hiệu lực.
Để khắc phục những quy định chưa hợp lý nêu trên và giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bộ, ngành, địa phương, Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 14 và khoản 4 Điều 172 của Luật năm 2015 như sau:
(1) Ngoài trường hợp “được luật giao”, Luật năm 2020 đã bổ sung trường hợp “nghị quyết của Quốc hội giao” thì thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước và VBQPPL của chính quyền địa phương cũng được quy định TTHC (sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 14).
(2) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 14, cho phép địa phương được quy định TTHC trong trường hợp cần thiết đối với nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27.
(3) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 172, cho phép sửa đổi, bổ sung các VBQPPL có quy định TTHC được ban hành trước ngày 01/7/2016 với điều kiện không được làm phát sinh thủ tục hành chính mới hoặc quy định thêm thành phần hồ sơ, yêu cầu, điều kiện, tăng thời gian giải quyết thủ tục hành chính đang áp dụng.
2.9. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan nhằm bảo đảm tính thống nhất và nâng cao chất lượng của dự thảo VBQPPL
- Để khắc phục tình trạng xung đột, mâu thuẫn có thể xảy ra giữa các VBQPPL, Luật năm 2020 bổ sung quy định vào khoản 2 Điều 12: “Trường hợp văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của VBQPPL do mình đã ban hành có quy định khác với văn bản mới nhưng cần tiếp tục được áp dụng thì phải được chỉ rõ trong văn bản mới đó”. Bên cạnh đó, khi ban hành VBQPPL, cơ quan ban hành văn bản phải đồng thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới đó, thay vì yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ ngay trong văn bản mới như quy định của Luật năm 2015.
- Luật năm 2020 quy định trong hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, đề nghị xây dựng nghị định theo quy định tại khoản 3 Điều 19 và đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27, phải có “Dự kiến đề cương chi tiết” thay vì chuẩn bị “Đề cương” như quy định của Luật năm 2015 (sửa các Điều 37, 87 và Điều 114).
- Luật năm 2020 bổ sung yêu cầu khi gửi hồ sơ thẩm định, thẩm tra, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, thông qua, cơ quan, tổ chức, cá nhân trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ phải có Báo cáo về rà soát các VBQPPL có liên quan đến dự án, dự thảo trong hồ sơ dự án, dự thảo VBQPPL (sửa đổi, bổ sung các Điều 58, 59, 62, 64, 92 và Điều 93).
- Luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 55, theo đó: (1) Quy định rõ về nội dung tờ trình dự án, dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết; (2) Bổ sung trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao chủ trì soạn thảo phải báo cáo tiến độ soạn thảo dự án, dự thảo với Thường trực Ủy ban pháp luật.
- Luật năm 2020 đã bổ sung “Nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định” vào hồ sơ gửi thẩm định, hồ sơ trình dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định (sửa đổi, bổ sung Điều 58, 92 và Điều 93).
- Luật năm 2020 bổ sung “Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo văn bản” vào hồ sơ gửi thẩm định dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; hồ sơ gửi thẩm định, hồ sơ trình thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (bổ sung vào Điều 98, 102 và Điều 103).
2.10. Quy định hợp lý, cụ thể hơn về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL của địa phương
2.10.1. Xây dựng, ban hành quyết định của UBND cấp tỉnh
- Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 128, bỏ yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo phải đánh giá tác động văn bản trong trường hợp dự thảo quyết định có quy định cụ thể các chính sách đã được quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Bổ sung quy định về đánh giá tác động của TTHC trong trường hợp được nghị quyết của Quốc hội giao (ngoài được luật giao như quy định hiện nay).
- Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung toàn bộ Điều 130 để quy định cụ thể về thời hạn, hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định dự thảo quyết định của UBND cấp tỉnh thay cho việc dẫn chiếu đến Điều 121 (Thẩm định dự thảo nghị quyết do UBND cấp tỉnh trình) như hiện nay.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 131, quy định rõ về hồ sơ dự thảo quyết định trình UBND cấp tỉnh. Luật năm 2020 cũng đã tách Điều 131 thành 02 khoản riêng biệt để quy định rõ về thời hạn gửi hồ sơ trình (tại khoản 1) và hồ sơ trình (tại khoản 2).
2.10.2. Xây dựng, ban hành nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND cấp huyện
- Luật năm 2020 sửa đổi Điều 134 của Luật năm 2015 quy định thời gian gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện đến Phòng Tư pháp để thẩm định từ 10 ngày lên 20 ngày trước ngày UBND họp.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 139 như sau: (1) Tăng thời gian gửi hồ sơ dự thảo quyết định của UBND cấp huyện đến Phòng Tư pháp để từ 10 ngày lên 20 ngày trước ngày UBND họp; (2) Quy định rõ hồ sơ gửi thẩm định phải có “Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý”; (3) Quy định rõ nội dung thẩm định tại khoản 3; (4) Quy định rõ nội dung và thời hạn gửi báo cáo thẩm định; (5) Bổ sung thêm khoản 5 vào Điều 139, quy định cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định, đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Phòng Tư pháp khi trình UBND dự thảo quyết định.
2.11. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung khác
2.11.1. Quy định rõ các trường hợp một VBQPPL được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều VBQPPL do cùng cơ quan ban hành
Khoản 3 Điều 12 Luật năm 2015 quy định về kỹ thuật một VBQPPL sửa nhiều VBQPPL, nhưng chưa quy định rõ khi nào thì được áp dụng kỹ thuật này, dẫn đến tình trạng kỹ thuật này bị lạm dụng nhiều trong thời gian qua. Để khắc phục hạn chế nêu trên, Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung Điều 12, theo đó đã xác định rõ 03 trường hợp một VBQPPL được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều VBQPPL do cùng cơ quan ban hành, gồm: (1) Để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; (2) Nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ có liên quan chặt chẽ với nhau để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành; (3) Để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được phê duyệt.
2.11.2. Bổ sung trường hợp ngưng hiệu lực của VBQPPL
Khoản 1 Điều 170 của Luật năm 2015 quy định “Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật.”. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 153 của Luật quy định về các trường hợp VBQPPL ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thiếu trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 170 nêu trên, Do đó, Luật năm 2020 đã bổ sung trường hợp này vào khoản 1 Điều 153. Đồng thời quy định rõ cơ quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL quyết định ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản là để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2.11.3. Xác định rõ thời hạn đăng tải và đưa tin VBQPPL ở trung ương và địa phương
Điều 157 của Luật năm 2015 quy định về việc đăng tải và đưa tin VBQPPL, tuy nhiên chỉ quy định chung việc đăng tải chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với tất cả các VBQPPL do các cơ quan nhà nước ở trung ương, HĐND, UBND ban hành mà chưa phân biệt rõ quy trình của việc ký ban hành, công bố, thông qua là khác nhau tùy từng loại văn bản. Do đó, thời hạn đăng tải tính từ các thời điểm này là khác nhau. Khắc phục hạn chế này, Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung Điều 157, trong đó quy định rõ:
a) VBQPPL ở trung ương phải được đăng tải toàn văn trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành;
b) VBQPPL  ở địa phương phải được đăng tải toàn văn trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.
2.11.4. Quy định hợp lý về thời gian, thời hạn gửi hồ sơ, tài liệu
a) Luật năm 2020 tăng thời gian gửi hồ sơ thẩm định dự thảo nghị quyết do UBND cấp tỉnh trình từ 20 ngày lên 25 ngày trước ngày UBND họp. Đồng thời, tăng thời hạn gửi báo cáo thẩm định từ 10 ngày lên 15 ngày (sửa đổi, bổ sung Điều 121).
b) Luật năm 2020 tăng thời gian gửi hồ sơ thẩm định dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện từ 10 ngày lên 20 ngày trước ngày UBND họp (sửa đổi, bổ sung Điều 134).
c) Luật năm 2020 tăng thời gian gửi hồ sơ thẩm định dự thảo quyết định của UBND cấp huyện từ 10 ngày lên 20 ngày trước ngày UBND họp. Đồng thời, tăng thời hạn gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo thẩm định từ 05 ngày lên 15 ngày (sửa đổi, bổ sung Điều 139).
2.11.5. Bổ sung một số từ, cụm từ; thay thế một số cụm từ
Để đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ các quy định của Luật đã được sửa đổi, bổ sung, Luật năm 2020 có 02 khoản quy định về bổ sung từ, cụm từ và thay thế từ, cụm từ trong một số điều của Luật năm 2015 như: thay thế cụm từ “Báo cáo đánh giá tác động của văn bản” bằng cụm từ “Báo cáo đánh giá tác động của chính sách” tại điểm c khoản 2 Điều 95; bỏ cụm từ “Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội” tại khoản 3 Điều 33, điểm a khoản 1 Điều 56 và khoản 4 Điều 57...
 
 
 
 
 
 
 
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ LUẬT ĐÊ ĐIỀU
 
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9 vào ngày 17/6/2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021. Luật được ban hành với các nội dung cơ bản như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT
  Luật Phòng, chống thiên tai được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 19/6/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2014. Luật Đê điều được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều và các văn bản hướng dẫn các Luật này đã tạo hành lang pháp lý trong công tác phòng chống thiên tai, công tác quản lý đê điều, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành các luật, điều kiện kinh tế - xã hội trong nước, quan hệ quốc tế đã có nhiều thay đổi, nhận diện và diễn biến tình hình thiên tai và yêu cầu thích ứng biến đổi khí hậu rõ nét hơn nên một số quy định tại hai luật này đã phát sinh bất cập, vướng mắc, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình hiện nay, cụ thể: 
1. Đối với Luật Phòng, chống thiên tai
Thứ nhất , một số loại hình thiên tai chưa được quy định trong Luật gây khó khăn trong chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai.
Thứ hai, lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cấp xã là những nguồn nhân lực quan trọng đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai từ trước tới nay nhưng chưa được xác định trong Luật.
Thứ ba, Quỹ phòng chống thiên tai đã được thành lập và hoạt động theo Luật Phòng, chống thiên tai, nhưng mới chỉ được tổ chức ở cấp tỉnh, chưa có ở Trung ương để xử lý, hỗ trợ cho các địa phương khi có tình huống thiên tai nghiêm trọng xảy ra, đồng thời để tiếp nhận nguồn hỗ trợ, cứu trợ tự nguyện của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho công tác ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả thiên tai.
Thứ tư, chưa quy định nguồn lực hỗ trợ từ quốc tế cho hoạt động cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn và hỗ trợ dài hạn; chưa quy định thẩm quyền kêu gọi, tiếp nhận và triển khai các khoản hỗ trợ khẩn cấp nước ngoài trong các tình huống khẩn cấp do thiên tai đối với Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai.
Thứ năm, chưa có các quy định về vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng cho phòng, chống thiên tai; về điều tra cơ bản, kiểm soát an toàn, khoa học và công nghệ phòng chống thiên tai để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện.
2. Đối với Luật Đê điều
Thứ nhất, chưa có quy định việc sử dụng bãi nổi, cù lao nơi chưa có công trình xây dựng và việc xử lý công trình, nhà ở hiện có ở bãi nổi, cù lao nên tạo ra khoảng trống pháp lý trong quá trình thi hành Luật.
Thứ hai, công tác quản lý nhà nước ở Trung ương đối với hoạt động nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều chưa được bảo đảm do Luật Đê điều năm 2006 không quy định cần phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hoạt động này.
 Thứ ba, việc xây dựng cầu qua sông có đê còn vướng mắc trong quá trình thực hiện (đối với dự án xây mới, cải tạo mở rộng cầu cũ tại những vị trí khoảng cách giữa hai tuyến đê lớn).
Thứ tư, quyền hạn của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trong việc xử lý vi phạm pháp luật về đê điều để phù hợp với pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Thứ năm, tên Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão các cấp tại một số điều chưa thống nhất, phù hợp với Luật Phòng, chống thiên tai.
Vì vậy, để khắc phục những bất cập, vướng mắc lớn phát sinh trong thực tiễn thi hành 02 Luật này và đảm bảo phù hợp, thống nhất với một số Luật khác thì việc xây dựng và ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều là cần thiết. 
II. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG LUẬT  
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều được xây dựng trên các mục đích và quan điểm sau đây:
1. Mục đích xây dựng Luật
- Khắc phục những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 và Luật Đê điều năm 2006 và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.
- Tạo hành lang pháp lý thuận lợi, phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước trong công tác phòng, chống thiên tai, trong việc huy động nguồn lực cho phòng, chống thiên tai và nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế trước tình hình thiên tai diễn biến ngày càng cực đoan, bất thường, gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Quan điểm xây dựng Luật
- Thể chế hoá chủ trương, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước về phòng, chống thiên tai, đê điều.
- Kế thừa những quy định đã phù hợp trong thực tiễn thi hành; bảo đảm tính hợp Hiến, hợp pháp và thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
- Đáp ứng nhu cầu phát triển, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, đê điều; tập trung sửa đổi, bổ sung một số quy định đã bộc lộ những vướng mắc lớn trong quá trình thực hiện, được tổng kết đánh giá rõ cần thiết phải sửa đổi, bổ sung.
III. BỐ CỤC CỦA LUẬT 
Luật gồm 03 Điều:
- Điều 1 gồm 24 khoản, sửa đổi, bổ sung nội dung 19 điều; bổ sung 03 điều mới, sửa tên Chương IV và sửa tên gọi “Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai” thành “Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tại” của Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013.
- Điều 2 gồm 07 khoản, sửa đổi, bổ sung nội dung 06 điều, bổ sung hoặc thay thế một số cụm từ trong các điều, khoản của Luật Đê điều năm 2006.
- Điều 3: Hiệu lực thi hành.
IV. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT 
1. Sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống thiên tai 
a) Loại hình thiên tai: Luật Bổ sung 04 loại thiên tai thường xuyên xuất hiện, ảnh hưởng và gây thiệt hại lớn nhưng chưa được quy định trong Luật Phòng, chống thiên tai năm 2014 gồm: gió mạnh trên biển, sương mù, cháy rừng và sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán tại điểm a khoản 1 như sau:
“1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác”;
Đây là 04 loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.
         - Gió mạnh trên biển: Là gió thổi một chiều (như gió mùa đông bắc, gió mùa tây nam); tác động đến toàn bộ Bắc và giữa Biển Đông, vùng biển Tây Nam, trong suốt cả năm, gây nhiều thiệt hại. 
        - Sương mù: Xảy ra thường xuyên ở tất cả các vùng trên cả nước, đặc biệt tại các khu vực miền núi phía Bắc, Bắc trung bộ và Tây nguyên, làm hạn chế tầm nhìn, gây ra tai nạn đối với phương tiện giao thông đường thủy, đường hàng không và đường bộ. Điển hình: Đợt sương mù xảy ra vào tháng 12/2013 tại Nghệ An, tháng 4/2018 tại Hòa Bình, tháng 12/2018 tại Sơn La làm nhiều xe tải bị tai nạn.           
        Gió mạnh trên biển và sương mù đã được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 (trong đó quy định rõ cấp độ rủi ro tương ứng với cấp độ gió mạnh, sương mù). 
        - Cháy rừng do tự nhiên: Việt Nam hiện có 14,5 triệu ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 42%. Có khoảng 9 - 10 triệu dân cư sinh sống trong hoặc gần rừng. 
       Cháy rừng xảy ra ở Việt Nam chủ yếu do thời tiết vào mùa khô, nắng nóng kéo dài, độ ẩm không khí thấp, bề mặt đất nóng lên, gió lớn ... khi gặp nguồn lửa từ tự nhiên như: sét, nhiệt mặt trời, đá lăn sinh ra tia lửa, hoạt động của núi lửa, nổ đạn lân tinh... sẽ gây cháy rừng nghiêm trọng. 
       Trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm xảy ra 300 vụ cháy rừng. Từ năm 2015 đến nay, đã xảy ra một số vụ cháy rừng nghiêm trọng, điển hình như: 
       + Năm 2015, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino gây cháy rừng tại các tỉnh Nam Bộ (Bà Rịa Vũng Tàu, An Giang…). 
       + Năm 2016, do giá rét kỷ lục, băng tuyết trên diện rộng, cây rừng bị chết, gặp thời tiết hanh khô, nắng nóng gay gắt gây cháy rừng tại các tỉnh Tây Bắc (Sơn La, Điện Biên) làm thiệt hại gần 2.000 ha rừng.
       + Năm 2019, do nắng nóng bất thường kéo dài 30 ngày liên tục, với nhiệt độ cao kỷ lục và ảnh hưởng của gió Tây Nam gây cháy rừng tại miền Trung.
       + Năm 2020, đã xảy ra một số vụ cháy rừng do sét đánh, nổ đạn lân tinh tại tỉnh Cà Mau và An Giang.
       Hầu hết các nước trên thế giới đều coi cháy rừng là thảm hoạ tự nhiên. Tại Mỹ cháy rừng được xác định là một trong 4 thảm hoạ tự nhiên lớn nhất của Mỹ bên cạnh động đất, lũ lụt và bão.
       Việc khống chế các vụ cháy lớn đã vượt quá khả năng của lực lượng chức năng kiểm lâm, cảnh sát Phòng cháy chữa cháy trên địa bàn; phải sử dụng bộ máy của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để ứng phó. 
       Vì vậy, trong điều kiện thời tiết cực đoan như hiện nay, cháy rừng ở cấp độ nghiêm trọng cần được xác định là một dạng thiên tai đặc thù để chủ động phòng, chống, kiểm soát, huy động nguồn lực, tăng cường chỉ đạo, chỉ huy. Trong văn bản dưới luật khi quy định về cấp độ rủi ro thiên tai Chính phủ sẽ quy định rõ cháy rừng ở cấp độ nào sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh Luật Phòng chống thiên tai.
- Sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán: Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, hạn hán dẫn đến nước trên kênh rạch bị khô cạn và tình trạng khô cạn nước trên sông làm mất bề áp nước, thiếu nước khiến đất bị co ngót, tạo độ rỗng trong đất, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sạt lở, sụt lún đất.
b) Công trình phòng chống thiên tai: Bổ sung 05 loại công trình là công trình kè, chống xâm nhập mặn, chống sụt lún đất, chống lũ quét, chống sét vào nhóm công trình phòng, chống thiên tai tại điểm b khoản 1 như sau:
“5. Công trình phòng, chống thiên tai là công trình do Nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, bao gồm trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình đê điều, hồ đập, kè, chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn, chống sạt lở, chống sụt lún đất, chống lũ quét, chống sét; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai.”
      - Công trình chống xâm nhập mặn: Hiện nay, do triều cường, nước biển dâng và biến đổi khí hậu nên nước mặn lấn sâu hơn vào sông. Năm 2016 tại sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây xâm nhập mặn vào sâu 90 km, trên sông Tiền, sông Hậu xâm nhập mặn vào sâu 30-40km. Cho nên, việc xây dựng các cống ngăn mặn, giữ ngọt để đảm bảo sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho Nhân dân và các hoạt động kinh tế khác là cần thiết.
      - Công trình chống lũ quét: Công trình này sẽ hạn chế được những hậu quả nghiêm trọng xảy ra do lũ quét, lũ bùn đá. Tại các nước trên thế giới như Nhật Bản, Đài Loan đã xây dựng rất nhiều loại công trình này (công trình SABO). Hiện nay tại Việt Nam đang được nghiên cứu xây dựng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung. 
    - Công trình chống sét: Là công trình xây dựng để chống sét trên một phạm vi rộng lớn, bảo vệ an toàn cho 2,5 km. Thực tế, do yếu tố địa chất, do yếu tố tiểu khí hậu có những vùng rất nhiều sét như Đồng Tháp, Thái Nguyên. Hiện nay Đồng Tháp đã lắp 12 trạm tại 12 huyện, mỗi một trạm bảo vệ an toàn cho 2,5 km. Ngoài ra, công trình này còn có công năng cảnh báo trước khi có sét để chủ động ứng phó, đảm bảo an toàn cho cả một vùng dân cư.
      - Công trình kè: Trong thời gian vừa qua, công trình này đã được xây dựng trên phạm vi cả nước dưới các dạng công trình như: kè chống sạt lở bờ sông, bờ biển… Luật bổ sung kè là 1 loại công trình phòng chống thiên tai để có cơ sở pháp lý cho việc đầu tư, xây dựng, quản lý và sử dụng. 
c) Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống thiên tai
Tại khoản 2 Điều 1 bổ sung chính sách: “Ưu tiên bố trí nguồn lực nghiên cứu, điều tra cơ bản, xây dựng và triển khai các chương trình khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai; tăng cường các giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai” và chính sách ”Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng, chống thiên tai; huấn luyện, cung cấp phương tiện, trang thiết bị và có chính sách cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã”. 
Trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay thì khoa học và công nghệ đóng vai trò là một nguồn lực quan trọng cho công tác phòng, chống thiên tai. Để chủ động ứng phó với tình hình thiên tai ngày càng khốc liệt thì khoa học công nghệ phải đi trước một bước để nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới trong và ngoài nước. Việc nghiên cứu và ứng dụng này cần được nhà nước ưu tiên bố trí nguồn lực để giải quyết được những vấn đề mang tính tổng thể, dài hạn trong phòng, chống thiên tai.
      Hiện nay, các lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai chỉ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa được đào tạo, huấn luyện, cung cấp trang bị để thực hiện nhiệm vụ. Với tình hình thiên tai diễn biến ngày càng khốc liệt, không theo quy luật đòi hỏi phải có một lực lượng được đào tạo bài bản, tinh thông nghiệp vụ, được cung cấp trang thiết bị để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống do thiên tai gây ra, chỉ đạo, chỉ huy kịp thời, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai xuống mức thấp nhất, đồng thời để tạo động lực và khuyến khích cho người làm công tác phòng, chống thiên tai bằng chế độ đãi ngộ xứng đáng, yên tâm.     
d) Nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai 
Nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tại được quy định tại Điều 6 Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai
1. Nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai bao gồm:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn là lực lượng tại chỗ thực hiện hoạt động phòng, chống thiên tai;
b) Dân quân tự vệ là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương và sự điều động của người có thẩm quyền;
c) Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và là lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có thẩm quyền;
d) Tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo sự chỉ huy của người có thẩm quyền;
đ) Người làm công tác phòng, chống thiên tai tại cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.
2. Lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã được thành lập ở cấp xã, hoạt động kiêm nhiệm, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định trên cơ sở nguồn nhân lực quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, bao gồm dân quân ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu; dân quân ở cấp xã và tổ chức khác tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương.
3. Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã quy định tại khoản 2 Điều này.”.
Theo đó, Luật đã bổ sung quy định lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai được thành lập ở cấp xã, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập trên cơ sở dân quân ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu; dân quân ở cấp xã và tổ chức khác tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương. Thực tiễn, hiện nay các địa phương đã xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã bao gồm dân quân tự vệ và các tổ chức khác như: hội chữ thập đỏ, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại chỗ và đã phát huy được hiệu quả tốt trong thời gian qua. Theo báo cáo của các địa phương, tính đến tháng 6/2019, cả nước có 8.386 xã/11.162 xã chiếm 75% số xã đã có lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.
      Thời gian qua, thực tế thiên tai xảy ra trên các địa phương: Lào Cai, Sơn La… lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã đã phát huy hiệu quả ngay từ giờ đầu, đặc biệt là khi lực lượng chuyên nghiệp chưa kịp tiếp ứng đối với các khu vực bị chia cắt và cô lập. Ví dụ, trong trận lũ lịch sử ở bản Hua Nậm, xã Nậm Păm của Sơn La, bản số 5 có lực lượng xung kích rất sáng suốt huy động toàn lực lượng nòng cốt ngay lúc đó làm công tác sơ tán dân 11h đêm, do đó cả một thôn không bị thiệt hại về người, còn bản bên trên 39 người bị thiệt hại.
    Tại Luật sửa đổi, bổ sung lần này quy định về lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã để có cơ sở pháp lý, chế độ chính sách cho các đối tượng tham gia vào lực lượng này.
Luật cũng bổ sung “Người làm công tác phòng chống thiên tai tại các cơ quan phòng chống thiên tai các cấp” vào là một trong những nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai để có các chế độ, chính sách cho phù hợp khi ứng phó với thiên tai. Người làm công tác phòng, chống thiên tai đã được nêu tại Điều 42 Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013. Tuy nhiên, nguồn nhân lực phòng, chống thiên tai quy định tại Điều 6 mới chỉ liệt kê có tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn, dân quân tự vệ, quân đội nhân dân, công an nhân dân, tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia, chưa quy định về những người làm công tác phòng, chống thiên tai khác thuộc các cơ quan từ Trung ương xuống địa phương cũng như các cá nhân được cấp có thẩm quyền huy động theo quy định. Vì vậy, việc bổ sung đảm bảo tính đầy đủ, toàn diện.
đ) Vật tư, phương tiện, trang thiết bị cho phòng, chống thiên tai: 
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 Luật Phòng, chống thiên tại năm 2013 quy định về vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng cho phòng chống thiên tai để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó khi xảy ra thiên tai tại khoản 4 Điều 1 như sau:
“1. Vật tư, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động phòng, chống thiên tai bao gồm vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai và vật tư, phương tiện, trang thiết bị khác của Nhà nước; huy động của tổ chức, cá nhân trên địa bàn; của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự chuẩn bị.
Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai.”.
       Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 chưa có quy định về vật tư, trang thiết bị chuyên dùng cho phòng chống thiên tai như đập cao su chống tràn di động, rọ thép, bao tải cỡ lớn, bạt chống sóng, vật tư hộ đê... đã được nhà nước đầu tư nhiều năm, phải chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó khi xảy ra thiên tai. Vì vậy, cần xác định rõ vật tư, trang thiết bị chuyên dùng trong Luật để tạo cơ sở pháp lý, thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức cá nhân thực hiện việc mua sắm, dự trữ, sử dụng và quản lý chặt chẽ vật tư, trang thiết bị này.
e) Nguồn tài chính cho phòng, chống thiên tai
  Tại khoản 5 Điều 1 bổ sung nguồn tài chính cho công tác phòng chống thiên tai như sau: “Nguồn khác theo quy định của pháp luật” .
Trên thực tế, nguồn tài chính dành cho hoạt động phòng, chống thiên tai còn được sử dụng từ một số nguồn khác như nguồn vốn của các nhà đầu tư, doanh nghiệp để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai.
    Vì vậy, việc bổ sung “Nguồn khác theo quy định của pháp luật” vào quy định tại Điều 8 Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 là cần thiết để bao quát tất cả các nguồn tài chính cho phòng chống thiên tai; có thêm nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này.
g) Quỹ phòng, chống thiên tai ở Trung ương
Thực tiễn, khi thiên tai xảy ra, Việt Nam nhận được nhiều hỗ trợ nhân đạo, phi Chính phủ từ quốc tế thông qua Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai nhưng chưa có cơ chế quy định cụ thể về việc tiếp nhận và phân bổ kịp thời cho các địa phương sử dụng. Vì vậy, việc bổ sung quy định Quỹ phòng chống thiên tai ở Trung ương để tiếp nhận nguồn hỗ trợ nhân đạo từ quốc tế trong phòng chống thiên tai, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ngoài ngân sách nhà nước được kịp thời, đúng quy định, điều tiết từ quỹ phòng chống thiên tai cấp tỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn hợp pháp khác. 
Ngoài ra, Luật cũng bổ sung nguyên tắc hoạt động của Quỹ Phòng chống thiên tai như sau:
“4. Nguyên tắc hoạt động của quỹ phòng chống thiên tai:
a) Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận;
b) Bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời, hiệu quả; quản lý, sử dụng đúng mục đích;
c) Hỗ trợ cho các hoạt động phòng chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu” .
Đồng thời giao Chính phủ quy định cụ thể để bảo đảm tính linh hoạt và thực hiện đúng tinh thần Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra (khoản 7). 
h) Bổ sung 01 điều về Điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai 
Điều tra cơ bản là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai, cần bổ sung vào Luật để tạo cơ sở pháp lý tổ chức thực hiện. Các nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu thu thập được qua quá trình điều tra cơ bản phòng chống thiên tai là căn cứ để các cơ quan chuyên môn đưa ra các quyết sách hiệu quả, kế hoạch, quy hoạch dài hạn trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực phòng, chống thiên tai. Tuy nhiên thực tiễn, các nguồn thông tin, cơ sở dữ liệu về phòng chống thiên tai như: cơ sở dữ liệu về hệ thống công trình phòng, chống thiên tai; cơ sở dữ liệu về công trình hạ tầng có liên quan đến phòng, chống thiên tai,… chưa có hoặc không đầy đủ, phân tán tại nhiều cơ quan và các địa phương dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng nên cần được phải được điều tra, cập nhật để phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy và quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai. Luật đã bổ sung 01 điều về điều tra cơ bản phòng chống thiên tai, trong đó quy định cụ thể về nội dung công tác điều tra cơ bản phòng chống thiên tai để tạo chuyển biến trong việc thực hiện công tác này, cụ thể như sau:
“Điều 13a. Điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai
1. Điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất để thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước và hoạt động phòng, chống thiên tai.
2. Nội dung điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai gồm:
a) Hiện trạng về số lượng, chất lượng, năng lực của công trình phòng, chống thiên tai và công trình hạ tầng có liên quan đến phòng, chống thiên tai;
b) Hiện trạng về cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách, nhân lực, tài chính, trang thiết bị trong hoạt động phòng, chống thiên tai;
c) Hiện trạng hệ thống thông tin, quan trắc, giám sát thiên tai và các dữ liệu phòng chống thiên tai;
d) Tác động của biến đổi khí hậu đến diễn biến thiên tai; tác động của thiên tai đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; các loại hình thiên tai; hoạt động phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến phòng, chống thiên tai.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện, phê duyệt, công bố, quản lý kết quả điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và gửi kết quả về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quản lý”.
    i) Kế hoạch phòng, chống thiên tai
Khoản 10 Điều 1 sửa đổi, bổ sung về kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và cấp quốc gia như sau: 
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 như sau:
“c) Xác định nội dung, biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai, chú ý khu vực nguy hiểm và đối tượng dễ bị tổn thương, trong đó tập trung xây dựng kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông thuộc tỉnh; kế hoạch phòng, chống bão mạnh, siêu bão; kế hoạch phòng, chống lũ quét, sạt lở đất; kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông do mưa lũ hoặc dòng chảy, sạt lở bờ biển;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 6 như sau:
“c) Xác định nội dung, biện pháp tổng thể, chương trình, đề án, dự án phòng, chống thiên tai phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai, chú ý khu vực nguy hiểm và đối tượng dễ bị tổn thương, trong đó tập trung xây dựng kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông; kế hoạch phòng, chống bão mạnh, siêu bão; kế hoạch phòng, chống lũ quét, sạt lở đất; kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông do mưa lũ hoặc dòng chảy, sạt lở bờ biển;”.
    Đây là các kế hoạch cụ thể phòng chống những loại hình thiên tai phổ biến, tác động lớn đã được Chính phủ chỉ đạo Bộ và các địa phương thực hiện trong thời gian qua, cần cụ thể hóa trong Luật làm cơ sở để tổ chức thực hiện, phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại hình thiên tai cụ thể. 
    Đồng thời bổ sung quy định giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương.
k) Đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai
Luật Phòng chống thiên tai năm 2013 đã quy định các hoạt động phải đảm bảo an toàn trước thiên tai cũng như không làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai. Tuy nhiên, Luật chỉ mới quy định hoạt động đảm bảo yêu cầu phòng chống thiên tai đối với các dự án đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp khu đô thị, điểm dân cư nông thôn, các công trình hạ tầng kỹ thuật mà chưa đề cập đến nội dung đảm bảo yêu cầu phòng chống thiên tai trong quá trình quản lý, vận hành khai thác và sử dụng cũng như chưa quy định cụ thể các nội dung, đối tượng thực hiện và việc kiểm tra kiểm soát hoạt động đảm bảo yêu cầu phòng chống thiên tai.
        Trong quá trình thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 đã phát sinh một số vấn đề như: (i) Chưa có quy định cụ thể về đảm bảo yêu cầu phòng chống thiên tai cũng như việc kiểm tra, giám sát thực hiện yêu cầu phòng chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành khai thác và sử dụng khu khai thác tài nguyên, khoáng sản, khu đô thị, điểm, khu du lịch, khu công nghiệp, điểm dân cư nông thôn, công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và các công trình hạ tầng kỹ thuật vẫn còn nhiều hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai; (ii) Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, khu vực sản xuất, khu nghỉ dưỡng thiếu quan tâm yếu tố thiên tai; (iii) Việc triển khai thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân chưa có hướng dẫn cụ thể dẫn đến nhận thức về thiên tai chưa cao cho nên người dân chưa có biện pháp phòng tránh kịp thời; (iv) Chưa có quy định chung về nội dung đảm bảo yêu cầu phòng chống thiên tai; (v) Tiêu chí để thực hiện kiểm tra, giám sát các yêu cầu phòng chống thiên tai khi quản lý, vận hành khai thác sử dụng hoặc xây dựng, nâng cấp công trình phòng chống thiên tai, công trình phục vụ phòng chống thiên tai, công trình và các hoạt động có nguy cơ gia tăng rủi ro thiên tai.
Do đó, Luật đã bổ sung Điều 18a quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong giai đoạn quản lý, sử dụng công trình. Đồng thời sửa đổi, bổ sung Điều 19 quy định bảo đảm yêu cầu phòng chống thiên tai trong giai đoạn đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp khu đô thị, điểm, khu du lịch, khu công nghiệp, điểm dân cư nông thôn; công trình phòng chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật, cụ thể: 
“Điều 18a. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình
1. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác phải thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quy chuẩn kỹ thuật, quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình có trách nhiệm thực hiện các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định chung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 1 Điều này và tổ chức kiểm tra việc thực hiện.
5. Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hộ gia đình, cá nhân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình quy định tại khoản 1 Điều này phải có nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai”.
 “Điều 19. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác
1. Chủ đầu tư khi lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác phải bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai, bao gồm:
a) Hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và bảo đảm tính ổn định của công trình trước thiên tai.
b) Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về xây dựng và pháp luật về quy hoạch.
2. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong hồ sơ dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác trước khi phê duyệt dự án và quyết định đầu tư.
3. Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng mới hoặc nâng cấp công trình, nhà ở áp dụng tiêu chuẩn có nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.
4. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng công trình phải có nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai”.
l) Dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai
Khoản 11 Điều 1 quy định sửa đổi, bổ sung quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai như sau: 
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
1. Thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai phải kịp thời, đủ độ tin cậy, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng được chuyển tải bằng Tiếng Việt, đặc biệt quan tâm đến đối tượng dễ bị tổn thương và trong trường hợp cần thiết được chuyển tải bằng tiếng dân tộc thiểu số.
b) Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 2 như sau:
c) Bản tin dự báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên phải bảo đảm thông tin về khu vực, loại rừng, diện tích, cấp độ rủi ro cháy.
c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ban hành bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai liên quan đến khí tượng, thủy văn và hải văn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm ban hành bản tin dự báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên”.
Luật sửa đổi quy định về thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai phải “chính xác” thành “đủ độ tin cậy” để phù hợp với thực tiễn về công tác thông tin dự báo, cảnh báo về thiên tai. Trên thực tế, việc dự báo chính xác tuyệt đối là không thể làm được, các nước tiên tiến trên thế giới cũng quy định như vậy. Quy định như trên để phù hợp, thống nhất với Luật Khí tượng thủy văn năm 2015. 
        Bổ sung nội dung chính của bản tin dự báo, cảnh báo về cháy rừng do đây là một dạng thiên tai đặc thù, gây thiệt hại nặng nề. Vì vậy, cần phải có bản tin dự báo, cảnh báo để chủ động phòng ngừa, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra. Đồng thời, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm ban hành bản tin dự báo, cảnh báo liên quan đến cháy rừng.
m) Tình huống khẩn cấp, dự án khẩn cấp phòng, chống thiên tai
Tại khoản 15 Điều 1 quy định: “4. Chính phủ quy định cụ thể các cơ quan có trách nhiệm truyền tin; tần suất, thời lượng phát tin chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai; mạng lưới thông tin, trang thiết bị phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai; tình huống khẩn cấp về thiên tai; các loại dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng”.
           Thời gian qua, trước diễn biến bất thường, cực đoan của thiên tai, đe dọa đến sự an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân, một số địa phương đã chủ động ban bố “Tình trạng khẩn cấp” trong thiên tai trên địa bàn nhằm triển khai, áp dụng các biện pháp ứng phó khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai. Tuy nhiên, theo quy định của Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp việc ban bố “Tình trạng khẩn cấp” trong thiên tai của các địa phương chưa phù hợp về thẩm quyền. Vì vậy, cần quy định tình huống khẩn cấp về thiên tai để các địa phương có thể kịp thời ứng phó với các trường hợp thiên tai trên địa bàn, không trái với Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp. 
n) Huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ
Tại khoản 19 Điều 1 quy định: 
“2. Thẩm quyền huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền huy động nguồn lực của Nhà nước theo thẩm quyền để phục vụ công tác cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về dự trữ quốc gia. Việc hỗ trợ dài hạn thực hiện theo kế hoạch hằng năm.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai để hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai, ưu tiên cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này.
c) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động quyên góp, tiếp nhận và phân bổ nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ vận động quyên góp, tiếp nhận nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn và chuyển giao cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân bổ.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ở địa phương phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tiếp nhận, phân bổ nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn.
d) Tổ chức, cá nhân được phép quyên góp từ cộng đồng theo quy định của pháp luật có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân nơi được hỗ trợ để thực hiện cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn.
đ) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm kêu gọi, tiếp nhận các khoản hỗ trợ khẩn cấp từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai và chuyển giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân bổ”.
Việc huy động quyên góp cứu trợ, hỗ trợ thiên tai là hoạt động mang tính nhân đạo xã hội nhằm có thêm nguồn lực xã hội khắc phục hiệu quả, kịp thời khó khăn của người dân vùng bị thiên tai về cả vật chất và tinh thần; mang tính truyền thống lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái của người Việt. Hoạt động này đã trở nên thường xuyên mỗi khi có thiên tai lớn. Đây là nguồn lực không nhỏ; trong điều kiện nguồn lực từ ngân sách nhà nước còn hạn chế việc mở rộng thẩm quyền vận động, quyên góp để đa dạng hóa, bổ sung nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho công tác cứu trợ, hỗ trợ thiên tai là rất cần thiết.
          Sau khi tiếp nhận, các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chuyển giao nguồn lực đã vận động, quyên góp, tiếp nhận được cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân bổ. 
Ngoài ra, Luật bổ sung thẩm quyền kêu gọi, tiếp nhận các khoản hỗ trợ khẩn cấp nước ngoài trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai cho Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai nhằm huy động được nhiều nguồn lực hơn cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai.  Nhiệm vụ này của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đã được quy định tại Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai.
o) Về khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế trong phòng, chống thiên tai
Khoản 21 Điều 1 quy định 01 điều về khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế như sau: 
“Điều 39a. Khoa học và công nghệ trong phòng, chống thiên tai
1. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát, truyền tin các loại hình thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động có thể làm gia tăng rủi ro thiên tai.
2. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, vật liệu mới để nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý, sử dụng công trình phòng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn công trình đê điều, công trình phòng, chống sạt lở, sụt lún đất, hồ, đập và công trình phòng, chống thiên tai khác”.
      Thực tiễn, với tiến bộ khoa học và công nghệ hiện nay thì khoa học và công nghệ đóng vai trò là một nguồn lực quan trọng cho công tác phòng, chống thiên tai. Hiện ở nhiều địa phương đã sử dụng nhiều giải pháp kỹ thuật ứng phó với thiên tai tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường như sử dụng kè sinh thái thay cho kè cứng; kè du lịch với túi vải địa kỹ thuật ở khu vực xói lở mạnh (đối với khu vực bờ biển, giá thành rẻ); kè phá sóng từ xa hoặc trồng rừng phòng hộ chắn sóng ở các vị trí xung yếu.
        Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 chưa có quy định cụ thể đối với khoa học, công nghệ trong phòng chống thiên tai, cần bổ sung để tạo hành lang pháp lý, khuyến khích, đẩy mạnh công tác khoa học công nghệ chuyên ngành, đóng góp nâng cao năng lực công tác phòng chống thiên tai. 
p) Về cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh
    Thực tiễn hiện nay, tại cấp tỉnh có đã có Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; tất cả các thành viên của bộ phận này đều hoạt động kiêm nhiệm nên không đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, cần có bộ phận chuyên trách phòng, chống thiên tai làm nhiệm vụ văn phòng thường trực để theo dõi, tham mưu thường xuyên, liên tục cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh. Bộ phận chuyên trách này sử dụng chính đội ngũ cán bộ, công chức hiện có, đang kiêm nhiệm công tác phòng chống thiên tai Chi cục Thủy lợi. Hiện nay, trên toàn quốc có 03 tỉnh có bộ phận chuyên trách hoạt động hiệu quả, gồm Lào Cai, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu.
  Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai đã yêu cầu: kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thiên tai theo hướng tập trung, thống nhất, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, khắc phục tình trạng phân tán, chồng chéo. Nâng tầm hoạt động của cơ quan phòng chống thiên tai các cấp theo hướng chuyên trách. Vì vậy, việc kiện toàn bộ phận tham mưu cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh làm việc chuyên trách là cần thiết. Luật đã bổ sung quy định “Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh sử dụng bộ phận hiện có của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm chuyên trách để tham mưu, giúp việc”, việc bổ sung quy định này để phù hợp với Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết 19-NQ/TW, Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai (tại Mục 5 của Chỉ thị xác định: nâng tầm hoạt động của cơ quan phòng chống thiên tai các cấp theo hướng chuyên trách, trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức bộ máy hiện có, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới).         
2. Sửa đổi, bổ sung Luật Đê điều 
a) Cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều 
Tại khoản 3 Điều 2 quy định như sau: 
“2. Việc cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này phải căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật về đê điều, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành. Khi cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại các điểm a, b, c và h khoản 1 Điều này đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.
Hoạt động nạo vét luồng lạch ở các tuyến sông có đê để đảm bảo giao thông thủy được pháp luật cho phép. Luật Đê điều quy định hoạt động này phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép. Thực tế, việc cấp phép cho hoạt động này còn nhiều bất cập; một số dự án cấp phép trong phạm vi bảo vệ đê điều gây sạt, trượt, hư hỏng công trình đê điều, đe dọa đến an toàn tuyến đê. Vì vậy, cần bổ sung quy định hoạt động nạo vét luồng lạch đối với tuyến sông có đê từ cấp III trở lên phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn đê điều.
b) Bổ sung quy định về bãi nổi, cù lao
        Tại điểm a khoản 7 Điều 2 sửa tên Điều 26 và Điều 27 Luật Đê điều, theo đó bổ sung quy định việc sử dụng bãi nổi, cù lao nơi chưa có công trình xây dựng và việc xử lý công trình, nhà ở hiện có ở bãi nổi, cù lao.
        Bãi nổi và cù lao là hai vùng đất nằm trong phạm vi lòng sông giữa hai đê. Trong thực tiễn, một số bãi nổi, cù lao đã có khu dân cư tồn tại; một số địa phương xuất hiện nhu cầu khai thác quỹ đất tại các bãi nổi, cù lao để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong đó có xây dựng công trình.
        Thực tiễn, một số bãi nổi, cù lao đã có khu dân cư, công trình tồn tại như các bãi nổi trên sông Lam thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, khu du lịch tại bãi nổi La Phù trên sông Đà thuộc tỉnh Phú Thọ…. Tại một số địa phương xuất hiện nhu cầu khai thác quỹ đất tại các bãi nổi, cù lao như tỉnh Nghệ An đề xuất Dự án Khu dịch vụ du lịch, khách sạn tại xóm 7, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên; tỉnh Hà Tĩnh đề xuất Dự án Khu đô thị sinh thái, du lịch đảo Xuân Giang 2 và vùng ven sông Lam, huyện Nghi Xuân; tỉnh Hải Dương đề xuất Dự án Khu phức hợp sân golf, vui chơi và nghỉ dưỡng sinh thái bãi Soi trên sông Thái Bình, huyện Tứ Kỳ - Thanh Hà; tỉnh Thái Bình đề xuất Dự án đầu tư sân golf quốc tế và dịch vụ du lịch cao cấp tại bãi Tam Tỉnh trên sông Hồng, huyện Hưng Hà… 
Tuy nhiên, Điều 26, Điều 27 Luật Đê điều chỉ quy định quản lý ở bãi sông, chưa có quy định đối với bãi nổi, cù lao. Vì vậy, cần bổ sung để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đảm bảo không gian thoát lũ, chứa lũ của tuyến sông, an toàn đê điều như đối với bãi sông đã quy định tại Điều 26, Điều 27. 
c) Xây dựng, cải tạo cầu qua sông có đê
Tại khoản 4 Điều 2 bổ sung quy định như sau:
“b) Việc xây dựng cầu qua sông có đê phải bảo đảm thoát lũ, thông thoáng dòng chảy; an toàn đê điều theo quy định của Luật này và bảo đảm giao thông đường thủy theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; vật liệu phế thải và lán trại trong quá trình thi công không được ảnh hưởng đến dòng chảy và phải được thanh thải sau khi công trình hoàn thành.
Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung bảo đảm thoát lũ, thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều đối với việc xây dựng cầu qua sông có đê”.
Theo quy định tại Luật Đê điều, khi xây dựng cầu qua sông có đê phải có cầu dẫn trên bãi sông. Tuy nhiên, quá trình thực thi Luật, quy định này chưa thực sự phù hợp với thực tiễn như tại những vị trí xây dựng cầu mới mà khoảng cách giữa hai tuyến đê lớn (như cầu Vĩnh Thịnh qua sông Hồng khoảng cách giữa 2 đê khoảng 4,5km, nhiều vị trí trên sông Đáy…); dự án cải tạo mở rộng cầu cũ đã có đường dẫn trên bãi sông mà quy định buộc phải xây dựng cầu dẫn (cầu Phù Đổng 2 trên sông Đuống,…). Tại những dự án này, chủ đầu tư các dự án đều đề nghị chỉ làm cầu dẫn trên dòng chính và một phần bãi sông, đảm bảo khẩu độ về yêu cầu thoát lũ, phần bãi sông còn lại đề nghị sử dụng giải pháp đắp đường dẫn (thay cho cầu dẫn như quy định của Luật) để giảm quy mô, chiều dài cầu, giảm chi phí đầu tư.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA 
LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP 
 
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 10/6/2020; Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số 01/2020/L-CTN ngày 23/6/2020; Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021. 
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
Ngày 20/6/2012, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Giám định tư pháp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 (sau đây gọi là Luật năm 2012). Qua hơn 07 năm thi hành Luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Qua đó, thể chế về giám định tư pháp ngày càng được hoàn thiện ; hệ thống tổ chức giám định tư pháp, đội ngũ người làm giám định tư pháp tiếp tục được củng cố và phát triển ; hoạt động quản lý nhà nước về giám định tư pháp từng bước đổi mới, nâng cao hiệu quả; công tác giám định tư pháp có những bước chuyển biến tích cực, ngày càng bài bản, nền nếp, nhất là trong những lĩnh vực có hệ thống tổ chức giám định và giám định viên chuyên trách như pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự; công tác giám định tư pháp ở các lĩnh vực khác như ngân hàng, tài chính, xây dựng, tài nguyên và môi trường... cũng được tăng cường. Về cơ bản, hoạt động giám định tư pháp đã phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động tố tụng, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan và đúng pháp luật.
 Tuy nhiên, trước yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tố tụng, đặc biệt là phục vụ cho công cuộc đấu tranh, phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới  thì pháp luật về giám định tư pháp đã bộc lộ một số bất cập cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau: 
1. Yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Một là, hoạt động giám định ở một số lĩnh vực còn chưa bảo đảm đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng, nhất là giải quyết các vụ án về tham nhũng, kinh tế, căn cứ, nội dung trưng cầu giám định trong một số trường hợp chưa rõ ràng; một số cơ quan, tổ chức được trưng cầu từ chối, né tránh, đùn đẩy hoặc chậm trễ trong tổ chức thực hiện việc giám định; việc phối hợp cung cấp tài liệu cho cơ quan, tổ chức người làm giám định có vụ việc còn chậm hoặc không đầy đủ; chất lượng kết luận giám định trong một số trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu, việc đánh giá, sử dụng kết luận giám định còn bất cập, gây ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng hoạt động điều tra, truy tố và xét xử.
Hai là, năng lực, số lượng, chất lượng đội ngũ giám định viên phục vụ giải quyết các vụ án nói chung, án tham nhũng, kinh tế nói riêng còn nhiều hạn chế. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; việc lập và đăng tải danh sách người giám định tư pháp của các Bộ, ngành chủ quản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa kịp thời, chưa bảo đảm chất lượng đáp ứng nhu cầu thực tiễn của hoạt động tố tụng. 
Ba là, một số Bộ, cơ quan ngang Bộ chưa xác định rõ được nhiệm vụ thực hiện giám định và nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về giám định, chưa phân công đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ đầu mối quản lý chung công tác giám định tư pháp chịu trách nhiệm tiếp nhận, tham mưu, đôn đốc việc triển khai thực hiện giám định trong tổ chức mình, gây khó khăn cho các cơ quan trưng cầu trong việc phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin liên quan phục vụ hoạt động giám định.
Bốn là, thời gian thực hiện giám định trong các vụ án kinh tế, tham nhũng còn kéo dài, không đáp ứng yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng về thời hạn, dẫn đến một số vụ án vi phạm thời hạn tố tụng.
Vì vậy, Kết luận của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tại các Phiên họp thứ 13, 14 và đặc biệt tại Phiên họp thứ 15 ngày 21/01/2019 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chỉ rõ việc sửa đổi, bổ sung Luật năm 2012 là yêu cầu cấp thiết, góp phần quan trọng việc giải quyết các vụ án kinh tế, tham nhũng được nhanh chóng, chính xác.
2. Hoàn thiện thể chế, khắc phục tồn tại, hạn chế thực tiễn công tác giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng
Việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật nhằm hoàn thiện thể chế giám định tư pháp, phù hợp, đồng bộ với quy định pháp luật tố tụng liên quan, khắc phục tồn tại, hạn chế của Luật năm 2012 về các vấn đề cụ thể sau: 
2.1. Căn cứ, cách thức trưng cầu, đánh giá, sử dụng kết luận giám định, nhất là đối với vụ án có nội dung cần giám định phức tạp, liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của nhiều Bộ, ngành;
2.2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức được trưng cầu trong tổ chức thực hiện giám định, bảo đảm hiệu quả của hoạt động giám định;
2.3. Thời hạn giám định trong trường hợp trưng cầu giám định, đảm bảo thời hạn giám định đáp ứng thời hạn tố tụng trong các vụ án nói chung, án kinh tế, tham nhũng nói riêng;
2.4. Việc xác định nội dung trưng cầu và phối hợp trong thực hiện giám định đối với trường hợp vụ việc cần giám định liên quan đến phạm vi chuyên môn của nhiều cơ quan khác nhau dẫn đến một số trường hợp nội dung trưng cầu giám định không rõ, ngoài phạm vi chuyên môn của cá nhân, tổ chức được trưng cầu, cơ chế phối hợp trong công tác trưng cầu, thực hiện giám định đối với những vụ việc có nội dung cần giám định liên quan đến phạm vi chuyên môn của nhiều cơ quan, đơn vị;
2.5. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức tiếp nhận, thực hiện giám định, đặc biệt là trách nhiệm của các Bộ, ngành chủ quản, các địa phương trong việc xây dựng, quản lý đội ngũ người giám định ở những lĩnh vực không có tổ chức giám định tư pháp chuyên trách, bảo đảm thực hiện, chính sách đối với người giám định theo vụ việc nhằm xây dựng đội ngũ người thực hiện giám định đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, chậm trễ thực hiện giám định, không được bảo đảm đầy đủ điều kiện để thực hiện giám định...;
2.6. Trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thông tin, phối hợp với các cơ quan quản lý cấp tỉnh và cấp trung ương để đánh giá nhu cầu, bảo đảm hiệu quả quản lý công tác giám định tư pháp cũng như tăng cường chất lượng người giám định tư pháp, nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.
II. BỐ CỤC CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (sau đây gọi là Luật năm 2020) gồm 02 điều:
- Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, trong đó, bổ sung 01 điều , 04 khoản và 04 điểm; sửa đổi, bổ sung 08 điều , 22 khoản và 09 điểm của Luật Giám định tư pháp năm 2012 (sau đây gọi là Luật năm 2012). 
Theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật năm 2012 về căn cứ, cách thức trưng cầu giám định; căn cứ, cách thức đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp; bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan trưng cầu giám định, cơ quan thực hiện giám định; bổ sung quy định về trách nhiệm phối hợp trong tiếp nhận trưng cầu và thực hiện giám định ở cấp Trung ương và cấp tỉnh, quy định về thời hạn giám định; xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành chủ quản và Ủy ban nhân dân trong việc phát triển, bảo đảm số lượng, chất lượng của người làm giám định, chỉ định đầu mối phân công, phối hợp trong công tác giám định, bảo đảm điều kiện cho hoạt động giám định được tiến hành hiệu quả, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới. 
- Điều 2: Hiệu lực thi hành: Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
III. NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NĂM 2020
1. Mở rộng phạm vi giám định tư pháp (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 Luật năm 2012)
Theo quy định của Luật năm 2012:“Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này”. Quy định này thể hiện hoạt động giám định tư pháp được thực hiện theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng kể từ khi có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu của “người yêu cầu giám định”. Kết quả giám định tư pháp là nguồn chứng cứ phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự (điểm d khoản 1 Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, khoản 5 Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khoản 5 Điều 81 Luật Tố tụng hành chính năm 2015).
Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự, nhiều vụ việc cần trưng cầu giám định trước khi khởi tố vụ án và kết luận giám định đó được sử dụng làm căn cứ khởi tố, điều tra và giải quyết vụ án, do đó, quy định của Luật năm 2012 không đáp ứng yêu cầu này (… chỉ liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự…). Vì vậy, khoản 1 Điều 2 Luật năm 2012 được bổ sung cụm từ “khởi tố” trước cụm từ “điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự…”, cụ thể là:
“Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này”. 
Như vậy, để bảo đảm tính thống nhất với quy định của pháp luật tố tụng và đáp ứng nhu cầu giám định của hoạt động tố tụng, phạm vi giám định tư pháp đã được mở rộng theo hướng giám định tư pháp được trưng cầu, thực hiện ngay từ giai đoạn “khởi tố”, thay vì từ giai đoạn điều tra vụ án hình sự như quy định hiện hành.
2. Bổ sung quy định việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp khi bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp
2.1. Cấp thẻ giám định viên tư pháp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp
Luật năm 2020 đã bổ sung quy định về việc cấp thẻ giám định viên tư pháp , thu hồi thẻ giám định viên tư pháp . Theo quy định này thì người được bổ nhiệm là giám định viên được cấp thẻ giám định viên tư pháp; người bị miễn nhiệm giám định viên tư pháp thì bị thu hồi thẻ giám định viên tư pháp. Người có thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp thì có thẩm quyền cấp thẻ, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp. 
2.2. Thẻ giám định viên tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định thống nhất
Quy định này tạo thuận lợi cho giám định viên tư pháp khi hoạt động cần chứng minh tư cách pháp lý của giám định viên, nhất là quá trình tham gia thực hiện giám định hoặc tham gia quá trình tố tụng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
2.3. Việc miễn nhiệm giám định viên tư pháp:
Luật năm 2020 bổ sung 4 điểm  (các điểm đ, e, g và điểm h) tại khoản 1 Điều 10, theo đó quy định rõ, cụ thể hơn việc miễn nhiệm giám định viên tư pháp đối với các trường hợp: 
(1) Nghỉ hưu hoặc thôi việc (trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan,tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật); 
(2) Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp; 
(3) Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp; 
(4) Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động. Quy định này giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thi hành Luật năm 2012 trong việc miễn nhiệm, dẫn đến tình trạng người nghỉ hưu, thôi việc nhưng không có đơn đề nghị miễn nhiệm giám định viên, các trường hợp chuyển công tác khác mặc dù không còn đủ điều kiện để thực hiện giám định… nhưng cũng không thể miễn nhiệm gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nước cũng như hoạt động tố tụng trong việc trưng cầu giám định.
3. Thành lập tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao 
Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Luật năm 2012, quy định Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao là tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự (điểm d khoản 4); Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng thực hiện giám định âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử (sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 12). Giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9). Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn (sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 12 Luật Giám định tư pháp). 
Quy định này đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động kiểm sát và để góp phần bảo đảm đáp ứng kịp thời nhu cầu giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử ngày càng tăng trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh như hiện nay, đặc biệt từ ngày 01/01/2020, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trên toàn quốc. Do đó, Luật năm 2020 bổ sung quy định“Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao” trong hệ thống tổ chức giám định kỹ thuật hình sự tại Điều 12  Luật năm 2012. Đây là tổ chức giám định tư pháp công lập mới có tính chất đặc thù, bên cạnh hệ thống tổ chức giám định kỹ thuật hình sự hiện hành.
4. Quy định cụ thể hơn về quyền từ chối giám định của giám định viên tư pháp  
Luật năm 2020 đã sửa đổi khoản 2 Điều 11 Luật năm 2012 để quy định cho rõ, đầy đủ hơn các trường hợp giám định viên được từ chối giám định, cụ thể là: “2. Từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định phải thông báo bằng văn bản cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định lý do từ chối.”.
5. Về công nhận và đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc 
Luật năm 2020 đã sửa đổi, bổ sung Điều 20 Luật năm 2012 với các nội dung cụ thể sau: 
5.1. Ra quyết định công nhận cá nhân, tổ chức đủ điều kiện là người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc và đăng tải danh sách trên Cổng thông tin điện tử thay vì lập và hàng năm công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trên Cổng thông tin điện tử (khoản 1 Điều 20 Luật năm 2012). Quy định này nâng cao địa vị pháp lý của người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc. Theo quy định của Luật năm 2020 thì các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận cá nhân, tổ chức đủ điều kiện là người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc và đăng tải danh sách trên Cổng thông tin điện tử.
5.2. Quy định rõ danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã được đăng tải là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lựa chọn, quyết định trưng cầu giám định (sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 20 Luật năm 2012);
5.3. Bổ sung Kiểm toán nhà nước là cơ quan có trách nhiệm giới thiệu cá nhân, tổ chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định, ngoài danh sách đã công bố để thực hiện giám định tư pháp (khoản 2 Điều 20 Luật năm 2012). Đây là quy định mới nhằm huy động các chuyên gia có kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cao tham gia hoạt động giám định tư pháp để góp phần bảo đảm đáp ứng kịp thời, có chất lượng yêu cầu của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án nói chung, án tham nhũng, kinh tế nói riêng.
6. Về nghĩa vụ của người trưng cầu giám định
Luật năm 2020 đã sửa đổi khoản 2 Điều 21 Luật năm 2012 theo hướng cụ thể, chi tiết nghĩa vụ của người trưng cầu giám định, cụ thể: 
6.1. Xác định rõ nội dung, lĩnh vực hoặc chuyên ngành cần giám định trong vụ án, vụ việc đang giải quyết; lựa chọn cá nhân, tổ chức có năng lực, đủ điều kiện thực hiện giám định phù hợp với tính chất, nội dung cần giám định để ra quyết định trưng cầu giám định (điểm a khoản 2); 
Việc bổ sung quy định là cần thiết nhằm khắc phục tình trạng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhiều trường hợp không phân tích, đánh giá thấu đáo để xác định chính xác nội dung cần giám định, từ đó trưng cầu giám định chưa chính xác, chưa đúng cá nhân, tổ chức đủ khả năng chuyên môn theo yêu cầu của nội dung cần giám định, dẫn đến phải trưng cầu nhiều lần, kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng. Có quyết định trưng cầu giám định nhưng thiếu nội dung cần giám định trong vụ việc, thậm chí có Quyết định trưng cầu giám định không phân biệt được nội dung cần giám định với nội dung cần định giá.
6.2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu, mẫu vật có liên quan đến đối tượng, nội dung cần giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp (điểm c khoản 2); 
Luật năm 2020 bổ sung nghĩa vụ của người trưng cầu giám định phải cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, mẫu vật có liên quan đến đối tượng, nội dung cần giám định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vì hoạt động giám định là cung cấp nguồn chứng cứ khoa học, cần bảo đảm sự chính xác, do đó việc cung cấp bổ sung các thông tin, tài liệu, mẫu vật một các đầy đủ, kịp thời là rất cần thiết quyết định chất lượng của hoạt động giám định.
6.3. Thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệ người giám định hoặc người thân thích của người giám định khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người giám định hoặc người thân thích của người giám định bị đe dọa do việc thực hiện giám định, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định (điểm đ khoản 2).
Quy định này được bổ sung mới phù hợp nhằm bảo đảm thực hiện quyền của người giám định trong việc đề nghị người trưng cầu giám định hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật khi có dấu hiệu bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân hoặc người thân thích do việc thực hiện giám định, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định .
7. Bổ sung quy định về quyền của người giám định trong việc yêu cầu được bảo vệ khi hoạt động giám định tư pháp, được bố trí vị trí phù hợp khi tham gia phiên tòa 
Luật năm 2020 đã bổ sung quyền của người giám định tư pháp trong việc đề nghị người trưng cầu giám định hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật khi có dấu hiệu bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân hoặc người thân thích do việc thực hiện giám định, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định ; được bố trí vị trí phù hợp khi tham gia tố tụng tại phiên tòa theo quy định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (điểm e khoản 1 Điều 23, khoản 5 Điều 44 Luật năm 2012) . 
8. Bổ sung một số nội dung trong trưng cầu giám định
8.1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 25 Luật năm 2012 quy định việc trao đổi về nội dung trưng cầu, thời hạn giám định, thông tin, tài liệu, mẫu vật cần cho việc giám định và các vấn đề khác có liên quan (nếu có) giữa cơ quan trưng cầu với cá nhân, tổ chức dự kiến trưng cầu giám định và cơ quan có liên quan.
8.2. Bổ sung khoản 5 vào Điều 25 Luật năm 2012 quy định về việc trưng cầu giám định trong trường hợp nội dung cần giám định liên quan đến nhiều lĩnh vực có quan hệ mật thiết với nhau, thuộc trách nhiệm của nhiều tổ chức phải tách riêng từng nội dung để trưng cầu tổ chức có chuyên môn phù hợp thực hiện giám định. Trường hợp việc tách riêng từng nội dung gây khó khăn cho việc thực hiện giám định thì người trưng cầu giám định phải xác định được nội dung chính cần giám định để xác định tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp trong việc thực hiện giám định. 
Trường hợp phát sinh vướng mắc trong việc trưng cầu, phối hợp thực hiện giám định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chủ trì, phối hợp với tổ chức được trưng cầu để giải quyết.”..
8.3. Bổ sung cụm từ “có thẩm quyền” trước cụm từ “tiến hành tố tụng” cho thống nhất với ngôn ngữ của pháp luật tố tụng . 
9. Bổ sung quy định thời hạn giám định trong trường hợp trưng cầu giám định 
Luật năm 2012 không có quy định về thời hạn giám định. Thực tế, cho đến trước năm 2015, khi chưa có Bộ luật tố tụng hình sự thì thời hạn giám định thường do cơ quan trưng cầu giám định ấn định trong quyết định trưng cầu giám định. Kể từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực, tại Điều 208 Bộ luật này đã có quy định về thời hạn giám định cụ thể đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định . Đối với các trường hợp khác không thuộc trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định phải tuân theo quy định tại khoản 2 Điều 208, nghĩa là thời hạn giám định đối với các trường hợp không bắt buộc phải trưng cầu giám định được thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định. Tuy nhiên, thực tiễn yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng thì hoạt động giám định chủ yếu được thực hiện ở lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, đất đai, môi trường ... không thuộc các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, nên thực tế việc thực hiện giám định các vụ việc này không có thời hạn nên thường kéo dài, không đáp ứng thời hạn hoạt động tố tụng. Vì vậy, Luật năm 2020 đã bổ sung 01 điều (Điều 26a) quy định về thời hạn giám định trong trường hợp trưng cầu giám định. Khoản 3 Điều này quy định thời hạn giám định tối đa là 03 tháng. Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng. Đồng thời, Luật giao trách nhiệm cho Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp căn cứ vào thời hạn giám định tối đa và tính chất chuyên môn của lĩnh vực giám định quy định thời hạn giám định cho từng loại việc cụ thể. Thời hạn giám định có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa đối với loại việc đó.
Ngoài ra, để bảo đảm tính linh hoạt, hiệu quả, Luật năm 2020 còn quy định cho phép người trưng cầu giám định có thể thống nhất về thời hạn giám định với cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định trước khi trưng cầu giám định nhưng không được vượt quá thời hạn giám định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này (khoản 4 Điều 26 a). Trường hợp không thể hoàn thành đúng thời hạn do có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể đúng thời hạn thì thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định biết và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định (khoản 5 Điều 26a).
10. Kết luận giám định tư pháp 
Luật năm 2020 sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 32 Luật năm 2012 về việc ký của người giám định và của tổ chức được trưng cầu giám định, tố chức được yêu cầu cử người giám định, cụ thể là: 
10.1 Bỏ yêu cầu chứng thực chữ ký của người giám định trong trường hợp được trưng cầu, yêu cầu đích danh cá nhân thực hiện giám định nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, đồng thời thống nhất, phù hợp với quy định tại điểm e khoản 2 Điều 24 (Luật năm 2012) về nghĩa vụ của người giám định tư pháp là:“Không được thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp được người đã trưng cầu, yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản”; 
10.2. Bổ sung quy định về việc xác nhận chữ ký của tổ chức cử người giám định trong trường hợp tổ chức được yêu cầu cử người thực hiện giám định, cụ thể là: “Trường hợp yêu cầu tổ chức cử người giám định thì bản kết luận giám định phải có đầy đủ chữ ký và ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp và có xác nhận chữ ký của tổ chức cử người giám định” . 
Các trường hợp trưng cầu tổ chức thực hiện giám định, trường hợp Hội đồng giám định quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật thì chữ ký được giữ nguyên quy định hiện hành theo quy định tại điều 32 Luật năm 2012.
11. Bổ sung quy định hoạt động giám định tư pháp của công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng là hoạt động công vụ 
Luật năm 2020 đã bổ sung khoản 1a Điều 37 Luật năm 2012 quy định về: “Việc thực hiện giám định tư pháp của công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng là hoạt động công vụ. Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có trách nhiệm bảo đảm đủ thời gian và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định. Người thực hiện giám định được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật; người giám định tư pháp không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc không do Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động tiếp nhận và thực hiện giám định tư pháp trên cơ sở thỏa thuận với người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định.”
Quy định xác định hoạt động giám định tư pháp của của công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng là hoạt động công vụ tạo điều kiện thuận lợi, động viên, khuyến khích đội ngũ người giám định tư pháp không chuyên trách, nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. 
12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ 
Về cơ bản, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp của Luật năm 2012 khá phù hợp thực tiễn, việc triển khai không có vướng mắc lớn. Tuy nhiên, để phù hợp tình hình mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong quản lý hoạt động giám định tư pháp, Luật năm 2020 bổ sung 03 nội dung, đó là: 
12.1. Bổ sung nhiệm vụ cấp thẻ, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp cho phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 1 và khoản 6 Điều 1 Luật năm 2020 về việc người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp thì được cấp thẻ giám định viên tư pháp và người bị miễn nhiệm giám định viên tư pháp thì bị thu hồi thẻ giám định viên tư pháp. 
12.2. Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ  cho phù hợp với quy định tại khoản 10 Điều 1 Luật năm 2020 quy định: “Cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm lựa chọn cá nhân, tổ chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để ra quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý”. Theo đó, cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Xây dựng quy trình giám định đề nghị Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp ban hành theo thẩm quyền;
+ Công nhận danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; đăng tải và cập nhật danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình, đồng thời gửi danh sách đó cho Bộ Tư pháp; hằng năm, tổng kết, gửi Bộ Tư pháp báo cáo về hoạt động giám định tư pháp của cơ quan mình;
+ Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm số lượng, chất lượng người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp; bảo đảm kinh phí, trang thiết bị, phương tiện giám định và điều kiện vật chất cần thiết khác cho cá nhân, tổ chức giám định thuộc bộ, ngành mình quản lý;
+ Hằng năm, đánh giá chất lượng hoạt động của cá nhân, tổ chức giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý; kịp thời tôn vinh, khen thưởng cá nhân, tổ chức giám định tư pháp có thành tích xuất sắc trong hoạt động giám định tư pháp;
+ Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp, kiến thức pháp luật cho người giám định tư pháp trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý;
13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý tất cả các lĩnh vực giám định tư pháp tại địa phương, về cơ bản nhiệm vụ, quyền hạn không thay đổi, Luật năm 2020 bổ sung quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp thẻ giám định viên tư pháp khi bổ nhiệm giám định viên tư pháp, thu hồi thẻ khi miễn nhiệm giám định viên tư pháp . 
14. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao 
Luật năm 2020 quy định trách nhiệm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong việc bố trí vị trí của người giám định tư pháp khi tham gia tố tụng tại phiên tòa . 
Luật năm 2020 bổ sung quy định trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ tương tự như Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc quản lý hoạt động giám định tư pháp cho phù hợp với quy định về việc bổ sung tổ chức giám định tư pháp công lập, chuyên trách về giám định kỹ thuật hình sự tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Theo đó: Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử . Do đó,Viện kiểm sát nhân dân được bổ sung nhiệm vụ sau: “Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thành lập, củng cố, kiện toàn tổ chức của Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đăng tải và cập nhật danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đồng thời gửi danh sách đó cho Bộ Tư pháp; kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp của Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc thẩm quyền quản lý; hằng năm, đánh giá chất lượng hoạt động giám định thuộc thẩm quyền quản lý; kịp thời tôn vinh, khen thưởng cá nhân, tổ chức giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý có thành tích xuất sắc trong hoạt động giám định tư pháp; trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, tổng kết về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Chính phủ.” .
15. Hiệu lực thi hành
Luật năm 2020 đã bãi bỏ khoản 3 Điều 45 Luật năm 2012 quy định về áp dụng quy định của Luật Giám định tư pháp trong trường hợp có sự khác nhau giữa nội dung quy định của luật Giám định tư pháp với các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính về giám định tư pháp cho phù hợp quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là:“Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó; trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới danh mục văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.” . 
16. Một số nội dung sửa đổi, bổ sung khác
16.1. Bổ sung nội dung lợi dụng việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng tại khoản 3 Điều 6 Luật năm 2012 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm , cụ thể là: “3. Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp hoặc lợi dụng việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng.”
16.2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, Điều 8 Luật năm 2012 giảm bớt yêu cầu về Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ bổ nhiệm giám định viên tư pháp đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp mà đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng. Cụ thể là:“Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp." 
16.3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 31 Luật năm 2012 về văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp một số nội dung chi tiết, cụ thể hơn, cụ thể: “2. Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định nêu rõ tình trạng đối tượng gửi giám định và tài liệu, thông tin có liên quan gửi kèm theo làm căn cứ để thực hiện giám định, thời gian, địa điểm, nội dung công việc, tiến độ, phương pháp thực hiện giám định, kết quả thực hiện và phải có chữ ký của người thực hiện giám định tư pháp .
Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định phải được lưu trong hồ sơ giám định.”.
16.4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 38 Luật năm 2012 theo hướng lược bỏ cụm từ “...theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng” chỉ còn nội dung: “Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có đóng góp tích cực cho hoạt động giám định tư pháp thì được tôn vinh, khen thưởng". Quy định này nhằm tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức tham gia công tác tôn vinh, khen thưởng cá nhân, tổ cức giám định tư pháp .
16.5. Chỉnh lý kỹ thuật, thay thế cụm từ ”cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” bằng cụm từ ”cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” tại khoản 3 Điều 16, khoản 3 Điều 17 và khoản 3 Điều 19 Luật năm 2012 cho phù hợp, thống nhất với các văn bản pháp luật khác.
16.6. Luật năm 2020 đã bổ sung nội dung về thời hạn (05 ngày) tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm phân công người thuộc tổ chức mình thực hiện giám định và sự phân công phải bảo đảm là người giám định phải“có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ phù hợp với nội dung được trưng cầu, yêu cầu giám định” tại điểm a khoản 2 Điều 24 Luật năm 2012./.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Lọc tài liệu
Loại tài liệu
Nhóm tài liệu:
Nội dung tìm kiếm:
Danh sách tài liệu
  • Xem thông tin tài liệu

Văn bản pháp luật

Thư viện Video

Mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023
Tiểu phẩm huyện Bình Xuyên
Tiểu phẩm huyện Sông Lô
Tiểu phẩm Tam Đảo
Cố ý gây thương tích và huỷ hoại tài sản
Tiểu phẩm Huyện Tam Dương
Tiểu phẩm Huyện Lập Thạch
Tiểu phẩm Huyện Yên Lạc
Ly hôn và chia tài sản chung
Phiên tòa giả định: Tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Phiên tòa giả định: Tranh chấp kiện đòi quyền sử dụng đất
Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Phiên Tòa giả định vụ án lao động về: "Xử lý kỷ luật sa thải"
Tuyên truyền Bộ Luật lao động
Hội thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19"
Hướng dẫn doanh nghiệp xử lý khi có ca bệnh Covid xuất hiện trong DN
Tọa đàm: Những điểm mới trong Quyết định số 21 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL
Phiên tòa giả định: lĩnh vực đất đai
Phiên tòa giả định: lĩnh vực hôn nhân
Cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp tại địa phương
Những quy định chung về quy hoạch theo luật quy hoạch 2017
KẾT QUẢ CÔNG TÁC PBGDPL GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Hoa về nẻo thiện
Tháo gỡ vướng mắc trong thi hành án dân sự
Hội thi Hòa giải 2016-Vòng Sơ khảo - Đội thi tỉnh Vĩnh Phúc
Bài học đắt giá
Những điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 bảo đảm quyền con người