Một số tình huống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

Một số tình huống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

Tình huống 1. Biết con trai thường xuyên mắng chửi , thậm chí nhiều lần còn đánh đập vợ con khi vợ sau khi sinh con do sức khỏe yếu không đi làm, nhưng bà H là mẹ chồng lại giữ thái độ im lặng, không có ý kiến gì. Thậm chí, có lần trong bữa cơm gia đình, do trái ý kiến chồng mà cô con dâu còn bị chồng bê cả mâm cơm ném vào đầu. Bà P là hàng xóm đã khuyên bà H phải nhắc nhở con trai mình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và phải đứng ra hòa giải các mâu thuẫn, vì đây là trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình. Xin hỏi, ý kiến của bà P có chính xác hay không?

Gợi ý trả lời:

Ý kiến của bà P là chính xác vì theo Điều 11, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 về trách nhiệm của thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình gồm:

- Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình.

Như vậy, bà P phải có trách nhiệm can ngăn con trai mình đối xử tệ bạc với vợ và hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra trong gia đình.

Tình huống 2. Mỗi khi tôi đi làm về muộn, chồng tôi hay bực bội, ghen tuông vô cớ, gây sự mắng chửi, đánh đập tôi thậm tệ. Những khi đó, chị gái chồng tôi có khuyên can, dàn hòa thì chồng tôi quát: “việc vợ em để em dạy, chị đừng can thiệp”. Xin hỏi, chồng tôi nói vậy có đúng không? Hòa giải mâu thuẫn tranh chấp do gia đình, dòng họ tiến hành được pháp luật quy định như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Việc chị chồng bạn can thiệp, khuyên giải chồng bạn là đúng, còn hành vi “ghen tuông” vô cớ mà chồng bạn đánh bạn là sai, thậm chí còn vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo khoản 1 Điều 18, Luật phòng, chống bạo lực gia đình thì, thành viên gia đình, dòng họ có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp nhằm phòng ngừa hành vi bạo lực gia đình phát sinh hoặc tái diễn.

Trong trường hợp cần thiết có thể mời chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, người thân, người trong cơ quan, tổ chức của chủ thể có mâu thuẫn, tranh chấp và người được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về công tác xã hội, tâm lý, người có kinh nghiệm trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình tham gia hòa giải.

Tình huống 3. Tôi hiện là Chủ tịch công đoàn cơ quan. Vừa qua, chị A - vợ anh B (nhân viên văn phòng của cơ quan) đến đề nghị hoà giải mâu thuẫn giữa vợ chồng anh chị. Vậy, xin hỏi cơ quan có trách nhiệm hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa vợ chồng chị A, anh B không? Thẩm quyền tiến hành hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp này được quy định như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Tại khoản 2, 3 Điều 18, Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định về chủ thể tiến hành hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp như sau:

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tổ chức đó với thành viên gia đình của họ khi có đề nghị của thành viên gia đình; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để hòa giải.

Tổ hòa giải ở cơ sở có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp và vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở.

Theo đó, trường hơp chị A đến cơ quan ông/ bà đề nghị hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa vợ chồng anh chị (anh B là người thuộc cơ quan) thì cơ quan ông/ bà có trách nhiệm tiến hành hoà giải.

Tình huống 4. Theo quyết định ly hôn của Tòa án thì chị B có quyền nuôi con là cháu H, còn anh A có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu H mỗi tháng một lần. Thời gian đầu, anh A thực hiện nghĩa vụ rất nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, ba tháng lại đây, anh A không chịu đưa tiền cấp dưỡng cho chị B. Khi chị B gọi điện, tìm gặp để nhận tiền cấp dưỡng nuôi con, thì anh A trốn tránh không gặp. Vậy xin hỏi, hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng của anh A có vi phạm pháp luật không? Hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng được quy định như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Tại Điều 57 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;

-Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, bị buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định.

Theo đó, hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng của anh A là hành vi vi phạm pháp luật và có thể sẽ bị xử phạt theo quy định trên.

Tình huống 5. Gần nhà tôi có một gia đình thường xuyên cãi cọ, người chồng luôn dùng những lời thô tục để chửi vợ và mỗi lần như vậy người chồng đều hung hăng đánh cô vợ và đuổi cô vợ ra khỏi nhà. Tôi rất muốn báo chính quyền để có biện pháp giáo dục, răn đe người chồng nhưng chưa biết làm như thế nào. Đề nghị cho biết theo quy định của pháp luật thì tôi có thể báo tin hoặc tố giác về bạo lực gia đình ở đâu và bằng hình thức nào?

Gợi ý trả lời:

Điều 19, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

2. Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

3. Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;

4. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

5. Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

6. Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ trên thực hiện theo các hình thức như: Gọi điện, nhắn tin; Gửi đơn, thư; Trực tiếp báo tin.

Như vậy, trường hợp anh/chị phát hiện, chứng kiến hành vi bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực với các hình thức như trên.

Nguồn: pbgdpl.moj.gov.vn

 



Lọc tài liệu
Loại tài liệu
Nhóm tài liệu:
Nội dung tìm kiếm:
Danh sách tài liệu
  • Xem thông tin tài liệu

Văn bản pháp luật

Thư viện Video

Mít tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023
Tiểu phẩm huyện Bình Xuyên
Tiểu phẩm huyện Sông Lô
Tiểu phẩm Tam Đảo
Cố ý gây thương tích và huỷ hoại tài sản
Tiểu phẩm Huyện Tam Dương
Tiểu phẩm Huyện Lập Thạch
Tiểu phẩm Huyện Yên Lạc
Ly hôn và chia tài sản chung
Phiên tòa giả định: Tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Phiên tòa giả định: Tranh chấp kiện đòi quyền sử dụng đất
Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Phiên Tòa giả định vụ án lao động về: "Xử lý kỷ luật sa thải"
Tuyên truyền Bộ Luật lao động
Hội thi "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19"
Hướng dẫn doanh nghiệp xử lý khi có ca bệnh Covid xuất hiện trong DN
Tọa đàm: Những điểm mới trong Quyết định số 21 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL
Phiên tòa giả định: lĩnh vực đất đai
Phiên tòa giả định: lĩnh vực hôn nhân
Cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp tại địa phương
Những quy định chung về quy hoạch theo luật quy hoạch 2017
KẾT QUẢ CÔNG TÁC PBGDPL GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Hoa về nẻo thiện
Tháo gỡ vướng mắc trong thi hành án dân sự
Hội thi Hòa giải 2016-Vòng Sơ khảo - Đội thi tỉnh Vĩnh Phúc
Bài học đắt giá
Những điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 bảo đảm quyền con người